Cháy rừng Amazon: Nguyên nhân và những hệ lụy

Đăng ngày: 23-02-2019 | Lượt xem: 2035
Hỏa hoạn đã bùng phát với tốc độ bất thường ở Brazil trong năm nay, gây ra báo động toàn cầu về nạn chặt phá rừng ở khu vực Amazon. Khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới thường được gọi là phổi phổi của trái đất.

Hỏa hoạn đã bùng phát với tốc độ bất thường ở Brazil trong năm nay, gây ra báo động toàn cầu về nạn chặt phá rừng ở khu vực Amazon. Khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới thường được gọi là phổi phổi của trái đất.

Số liệu về cháy rừng

Trong quá trình theo dõi nạn phá rừng, Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (Brazil’s National Space Research Institute) đã ghi nhận 76.720 vụ cháy rừng trên khắp đất nước tính từ đầu năm đến nay, con số này đã tăng 85% so với năm ngoái. Và hơn một nửa trong số đó-  40.341 vụ cháy rừng đã được phát hiện ở khu vực Amazon.

Cơ quan này cho biết họ không có con số cụ thể cho khu vực bị cháy, nhưng số vụ cháy và nạn phá rừng nói chung đã tăng mạnh ở Amazon trong năm nay. Số liệu sơ bộ của Viện cho thấy khoảng 3.571 dặm trong rừng – tương đương với diện tích của Vườn quốc gia Yellowstone - đã bị mất trong tháng 1 năm nay. Chỉ riêng con số này đã vượt qua con số của năm 2018 là 2.910 dặm.

Việc thực thi nghiêm ngặt các điều khoản pháp luật về môi trường trong giai đoạn 2004 và 2014 đã kiềm chế mạnh mẽ tỷ lệ phá rừng mà đạt đỉnh điểm vào đầu những năm 2000 vào khoảng 9.650 dặm mỗi năm. Trong khi đó, những đám cháy lớn cũng đang bùng cháy ở các nước láng giềng như Bolivia, Paraguay và Argentina.

Nguyên nhân của vụ cháy rừng

Paulo Moutinho, đồng sáng lập Viện nghiên cứu môi trường Amazon, cho biết những đám cháy tự nhiên ở Amazon là rất khó xảy ra mà hầu hết phần lớn do con người gây ra. Moutinho, người đã làm việc trong rừng Amazon gần 30 năm, cho biết các đám cháy chủ yếu được tạo nên để giải phóng mặt bằng đất canh tác, trang trại hoặc khai thác gỗ và những đám cháy này có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là trong mùa khô từ tháng 7-11. Moutinho nói thêm rằng năm nay không có mùa khô. "Chúng tôi thật là may mắn. Nếu hạn hán xảy ra như trong bốn năm qua, điều này sẽ còn tồi tệ hơn”. Một số nhà phê bình Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng chính tham vọng mở rộng việc chăn nuôi và khai thác mỏ đã thúc đẩy sự tăng cường khai thác của họ trong khu vực.

Tầm quan trọng của rừng Amazon

Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có kích thước gấp mười lần bang Texas và thường được gọi là lá phổi của trái đất, trong đó 60% diện tích rừng nằm ở Brazil.

Những cây xanh ở đây giúp lưu giữ cácbon từ khí quyển và rừng Amazon mỗi năm giúp lưu giữ tới 2 tỷ tấn CO2 - một loại khí nhà kính góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Hàng tỷ cây ở Amazon cũng giải phóng hơi nước tạo thành một màn sương dày trên tán rừng nhiệt đới. Nó nổi lên thành những đám mây và tạo ra mưa, ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết trên khắp Nam Mỹ và các khu vực xa hơn. Nó cũng là nơi sinh sống của khoảng 20% các loài thực vật trên trái đất, nhiều loài trong số đó không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.

Andre Guimaraes, giám đốc của Viện nghiên cứu môi trường Amazon cho biết, với mỗi hecta rừng bị đốt cháy, chúng ta có thể mất một loài thực vật hoặc động vật mà chúng ta không hề biết đến.

Rừng rậm Virgin nằm cạnh một khu vực bị cháy gần Porto Velho, Brazil,

Những hệ lụy từ vụ cháy rừng.

Nhà khí hậu học Carlos Nobre thuộc Đại học Sao Paulo và Thomas Lovejoy, một nhà khoa học môi trường tại Đại học George Mason, đã ước tính rằng điểm tới hạn của hệ thống Amazon là khi tỉ lệ phá rừng tăng lên từ 20% đến 25%. Khi đó sẽ không có đủ cây để tạo ra lượng mưa cần thiết cho rừng, mùa khô kéo dài và rõ rệt hơn có thể biến hơn một nửa rừng mưa nhiệt đới thành thảo nguyên nhiệt đới, điều mà đã họ đã trình bày vào năm ngoái trên tạp chí Science Advances.

Nếu chu kỳ mưa sụp đổ, hạn hán vào mùa đông ở các vùng của Brazil, Uruguay, Paraguay và Argentina có thể tàn phá nông nghiệp. Các tác động thậm chí có thể lan xa tới vùng Trung Tây nước Mỹ, theo Bill Laurance, một nhà sinh thái học nhiệt đới tại Đại học James Cook ở Cairns, Australia.

Những cột khói nhỏ bốc lên từ khu rừng gần Porto Velho, Brazil, Dưới áp lực quốc tế để ngăn chặn các đám cháy đang quét qua Amazon, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã cho phép sử dụng quân đội để chiến đấu với những ngọn lửa bùng phát

 Nhà khí hậu học Lovejoy cho hay tính đến thời điểm này, gần 20% rừng Amazon đã bị phá hủy. Tôi lo ngại rằng tình trạng phá rừng như hiện tại sẽ vượt qua điểm bùng phát dẫn đến mất rừng và đa dạng sinh học. Lovejoy cũng cho hay chính phủ đã đề xuất các dự án cơ sở hạ tầng mà thúc đẩy sự hồi sinh của rừng. Điều này sẽ tăng thêm thách thức cho chúng ta trong quá trình ứng phó với biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và những lợi ích kinh tế và sức khỏe của con người trong tương lai.

Nguồn: https://www.twincities.com/2019/08/24/whats-causing-the-amazon-fires-impacts-brazil-deforestation/

 

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: