Đã đến lúc chúng ta phải cứu lấy đại dương

Đăng ngày: 20-02-2019 | Lượt xem: 387
Với một hiệp ước về đại dương vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn, các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải hành động táo bạo hơn và tận dụng các cơ hội để bảo vệ thế giới hoang dã.

Có rất nhiều loài cá voi sống ở Bắc Cực ngày nay được sinh ra trước khi tác phẩm Moby-Dick (một tác phẩm kể về loài cá voi) được xuất bản vào năm 1851. Trái với thực tế này, con người đã giết khoảng 300.000 con cá voi và cá heo mỗi năm - hầu hết trong số chúng đều chết một cách bừa bãi và được phát hiện ra khi chúng bị cuốn vào ngư cụ. Cuộc sống dưới đại dương của hiện đang chịu áp lực từ nhiều mối đe dọa, bao gồm việc đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu, khoan dầu và ô nhiễm rác thải nhựa. Nói cách khác, cuộc sống ở những nơi này đang gặp khủng hoảng.

Là một người ủng hộ nhiệt tình cho việc bảo tồn cuộc sống đại dương, tôi là một trong số gần ba triệu người ủng hộ chiến dịch Greenpeace, một chiến dịch ở Nam Cực nhằm kêu gọi thành lập một khu bảo tồn đại dương rộng 1,800m vuông (695.000 dặm vuông). Khu bảo tồn được đề xuất ở biển Weddell sẽ là khu vực được bảo vệ lớn nhất trên Trái đất, cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi và các sinh vật biển khác. Đáng buồn thay, chiến dịch này đã bị ngăn cản bởi các thành viên của ủy ban Đại dương Nam Cực từ Trung Quốc, Na Uy và Nga.

Nhưng cuộc chiến không kết thúc ở đó. Hiện nay, các nước bắt đầu đàm phán văn bản dự thảo đầu tiên về một hiệp ước đại dương toàn cầu tại Liên Hợp Quốc ở New York, hiệp ước này sẽ bao gồm các vùng nước nằm ngoài biên giới quốc gia. Vùng biển rộng lớn này bao phủ gần 50% bề mặt Trái đất. Nếu các nhà lãnh đạo chưa hiểu hết vấn đề, hiệp ước có thể có nhiều tác động tồi tệ đến đại dương của chúng ta. Nhưng nếu họ nắm được vấn đề, hiệp ước có thể mở đường cho việc tạo ra một mạng lưới các khu bảo tồn đại dương, cứu sống 30% thế giới sinh vật biển đang bị hoạt động của con người ảnh hưởng.

Tuy nhiên, trong khi chính phủ Anh đã giành được ưu thế trong việc bảo vệ biển, thì nước này cũng đang dẫn đầu cuộc đua khai thác vùng biển. Anh và Trung Quốc hiện này có giấy phép khám phá các khu vực lớn hơn dưới đáy biển so với các quốc gia khác. Dường như con người vẫn chưa học được bài học lớn từ sự tàn phá môi trường do ngành công nghiệp dầu khí gây ra. Chỉ có 0,01% các vùng biển quốc tế này đã được thăm dò hoặc nghiên cứu không vì mục đích lợi nhuận và đặt vấn đề bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học lên hàng đầu. Những gì chúng ta biết là sự sống trên Trái đất phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của các đại dương. Số phận của loài người và đại dương luôn được kết nối rất chặt chẽ. Các khu bảo tồn đại dương sẽ tạo ra sự bảo vệ cho các quần thể động vật hoang dã và hệ sinh thái, cho phép chúng phục hồi và phát triển mạnh. Xa hơn nữa, các khu vực đại dương khác sẽ tiếp tục cung cấp an ninh lương thực và sinh kế cho hàng triệu người. Các đại dương khỏe mạnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu. Vô số sinh vật và thực vật trong vùng biển của chúng ta đang thu giữ và lưu trữ carbon từ khí quyển và lưu giữ chúng dưới đại dương. Các đại dương bị khai thác cạn kiệt sẽ chỉ làm xấu thêm tình trạng biến đổi  khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt.

Các khu bảo tồn đại dương sẽ tạo ra sự bảo vệ cho các quần thể động vật hoang dã và hệ sinh thái, cho phép chúng phục hồi và phát triển mạnh

Chúng tôi có các giải pháp. Chúng ta phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng khẩn cấp khí hậu, ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng tái tạo 100%. Chúng ta cũng phải chăm sóc các đại dương để giảm thiểu tác động của khí hậu ấm lên. Greenpeace và các tổ chức môi trường khác, cùng với các nhà khoa học và một số nước đang phát triển, đang kêu gọi một mạng lưới các khu bảo tồn đại dương bao phủ ít nhất một phần ba đại dương của thế giới vào năm 2030. Một hiệp ước đại dương toàn cầu là bước đầu tiên để đảm bảo rằng hành tinh xanh của chúng ta sẽ tiếp tục duy trì cuộc sống của hàng tỷ người. Chúng ta cần một hiệp ước đại dương chắc chắn trên toàn cầu  bởi vì hiện tại không có một cơ quan quản lý nào chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý và bảo vệ hiệu quả các đại dương. Chỉ 0,8% vùng biển quốc tế được bảo vệ hiệu quả. Quản trị đại dương bị phân tách ra bởi nhiều tổ chức, khiến sinh vật biển dễ bị tổn thương trước các hoạt động ngày càng mở rộng của con người.

Chính phủ Anh phải nắm bắt cơ hội này và tạo ra một sự thay đổi trong việc bảo vệ và quản lý đại dương, nơi đặt bảo tồn và tính bền vững ở trung tâm của nó. Đây là thời điểm thích hợp để kết hợp tham vọng với hành động vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Chúng ta có một cơ hội lịch sử để tăng cường bảo vệ đại dương trong nhiều thập kỷ tới. Cuộc đàm phán ở New York trong tháng này sẽ có những tác động lớn tới tương lai của nhân loại. Đây là một thời điểm tốt cho chính phủ Anh để tăng cường và thể hiện sự lãnh đạo trên toàn cầu. Hàng triệu người trong chúng ta đang theo dõi, và hy vọng nước này sẽ làm được điều đó.

Nguồn: The Guardian

https://www.theguardian.com/commentisfree/2019/aug/19/crunch-point-oceans-treaty

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: