Lũ quét đe dọa tính mạng con người nguy hiểm như băng tan

Đăng ngày: 25-04-2019 | Lượt xem: 897
Với sự thay đổi của khí hậu, băng bao quanh các hồ băng đang tan chảy nhanh hơn ở cao nguyên Tây Tạng thuộc dãy núi Himalaya, đe dọa các cộng đồng ở hạ lưu.

Dãy núi Himalaya với khung cảnh thiên nhiên hung vĩ được tạo ra sau trận chiến giữa hai mảng kiến tạo, là nơi có những ngọn núi ngoạn mục và một dải sông băng chứa lượng nước giúp duy trì 1,65 tỷ người trên thế giới. Sự tan chảy của những dòng sông băng này để lại vô số hồ nước, một số trong đó có thể bất ngờ vỡ bờ và gây lũ lụt ở vùng  hạ lưu. Rất nhiều trong số những hồ nước này cũng có thể được tìm thấy ở Cao nguyên Tây Tạng, một khu vực trên cao thuôc và một phần phía tây Trung Quốc, và một nhóm các nhà nghiên cứu muốn biết liệu có hồ nước nào trong số chúng gây ra mối đe dọa cho những người sống gần đó không.  Các vệ tinh của nhóm nghiên cứu đánh giá 1.291 hồ băng ở Cao nguyên Tây Tạng và dọc theo dãy núi Himalaya đã cho thấy 16% trong số chúng có khả năng đe dọa các khu dân cư. Tất cả các hồ này đều được hình thành tự nhiên, và các điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn sẽ quyết định khi nào các hồ này có thể bị tràn ra. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu do con người gây ra đang ngày càng trở nên đối nghịch với cuộc sống của họ.

Ulyana Horodyskyj, giáo sư thỉnh giảng về khoa học môi trường tại Đại học Colorado và National Geographic Explorer cho hay “nhiệt độ đang ngày càng tăng, và các hồ nước cũng mở rộng hơn, trong khi các vũng nước nhỏ thì hợp nhất lại với nhau. Tồi tệ hơn là điều này sẽ khiến cho tình hình trở nên xấu đi”. 

Hồ băng tan chảy từ đỉnh núi ở Solukhumbu, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 140 km về phía đông bắc, ngày 22/11/2018.

Nguồn ảnh:  AFP/TTXVN

Khi “đê” vỡ

Các hồ băng được hình thành khi các sông băng tan, vùng nước của chúng bị bao quanh bởi các hàng rào đá còn sót lại bởi các sông băng cổ xưa. Đập băng cũng có thể tạo thành một rào cản ngăn cách. Nếu thứ gì đó khiến mực nước dâng cao đột ngột, chẳng hạn như một trận tuyết lở, hoặc những rào cản đó bị phá vỡ do động đất, hoặc thời tiết xấu kéo dài thì các nước trong các hồ sẽ bị tràn ra bên ngoài.

Những điều này đã xảy ra trên toàn cầu, và kể từ năm 1935, khoảng 40 thảm họa nứt vỡ sông băng đã xảy ra trên khắp cao nguyên Tây Tạng. Theo báo cáo trên tạp chí Science Bulletin tuần này, 210 hồ băng trong khu vực có khả năng đe dọa các khu dân cư. Simon Allen, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Zurich và là tác giả chính của nghiên cứu mới, nói rằng ông rất ngạc nhiên khi số lượng hồ nguy hiểm tiềm tàng rất cao, mặc dù khu vực này có dân cư thưa thớt.

Trong số đó, Cirenmaco là hồ nguy hiểm nhất. Hồ này đã xảy ra sự cố vỡ nứt 3 lần trong lịch sử bao gồm một sự kiện xảy ra vào tháng 7 năm 1981 đã giết chết 200 người. Trong báo cáo được trình bày tại cuộc họp mặt thường niên của Liên minh khoa học địa lý châu Âu tại Vienna, Allen cho hay nhóm nghiên cứu của ông đã xác định được một hố sâu với nhiệt độ cao ở biên giới Trung Quốc-Nepal, điều này chứng minh rằng chỉ cần một trận lụt có thể tàn phá cộng đồng ở nhiều quốc gia cùng một lúc. Các nhà nghiên cứu cũng đã kêu gọi công tác viễn thám tương tự sẽ được thực hiện trên phần lớn khu vực rộng lớn hơn, nơi có tiềm tang nhiều hồ băng nguy hiểm.

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

https://www.nationalgeographic.com/environment/2019/04/himalayan-glacial-lakes-threaten-flash-floods-ice-dams-melt-tibetan-plateau/

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: