Trái đất đang trải qua tháng sáu nóng nhất trong lịch sử

Đăng ngày: 30-07-2019 | Lượt xem: 1825
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho rằng trái đất vừa trải qua tháng 6 nóng nhất trong lịch sử, mà trước đây tháng nóng nhất là tháng 6 năm 2016

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cho rằng trái đất vừa trải qua tháng 6 nóng nhất trong lịch sử, mà trước đây tháng nóng nhất là tháng 6 năm 2016. Điều này trùng khớp với các dữ liệu quan trọng khác của NASA, Trung tâm Dự báo thời tiết trung bình châu Âu (ECMWF) và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA).

Theo đó, cả nhiệt độ trên mặt đất và trên biển đều cao nhất trong lịch sử. 9 trong số 10 tháng 6 nóng nhất đã được ghi nhận kể từ năm 2010. Tháng 6 năm 1998 là tháng duy nhất từ thế kỷ trước trong số 10 tháng 6 nóng nhất được ghi nhận, và hiện tại nó được xếp  thứ tám trong số liệu được ghi nhận. Theo NOAA, tháng 6 năm 2019 cũng đánh dấu tháng 6 thứ 43 liên tiếp và tháng thứ 414 liên tiếp với nhiệt độ cao trên mức trung bình của thế kỷ 20. Đây là tháng 6 nóng nhất trong lịch sử châu Âu. Vào thời điểm cuối tháng 6, phần phía tây và trung tâm của lục địa đã trải qua một đợt nắng nóng ngắn nhưng kỷ lục, với nhiệt độ trung bình hàng ngày cao hơn tới 10°C so với mức bình thường. Nhiệt độ cao hơn đáng kể so với trung bình trên đảo Baffin, phía bắc Siberia (nơi thường xảy ra cháy rừng) và một số khu vực ở Nam Cực. Các khu vực khác có nhiệt độ cao hơn bình thường bao gồm Greenland, Alaska và một số khu vực vùng Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ấn Độ và Pakistan đã trải qua một đợt nắng nóng nghiêm trọng vào đầu tháng, trước khi gió mùa bắt đầu. Nhiệt độ nóng kỷ lục trong tháng 6 năm 2019 đã lan rộng khắp Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ, bắc Ấn Độ Dương và trên các phần của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Không có vùng đất hoặc đại dương nào ghi nhận một tháng 6 có nhiệt độ thấp.

Tuy nhiên, nhiệt độ cao chỉ là một phần của câu chuyện. Theo một phân tích của NOAA và NASA, tháng 6 vừa qua đã ghi nhận kích thước tảng băng trên biển Bắc cực nhỏ thứ hai trong vòng 41 năm qua và kích thước băng biển ở Nam Cực là nhỏ nhất trong lịch sử. Bản tin Dịch vụ Biến đổi Khí hậu của ECMWF trong tháng 6 cho thấy một khu vực lớn kéo dài từ Tây Nam Châu Âu, qua Trung Âu vào Ukraine, miền nam nước Nga và miền bắc Siberia có thời tiết khô hơn so với điều kiện trung bình, do cả lượng mưa ít hơn và nhiệt độ bình thường cao hơn nhiệt độ trung bình. Trong khi hầu hết các khu vực đông nam Châu Âu, Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ đều trải qua thời kì ẩm ướt hơn so với điều kiện trung bình. Ở Nam bán cầu, Úc và Nam Phi tiếp hứng chịu điều kiện thời tiết rất khô.

Nhiệt độ trên đại dương và đất liền trong tháng 6/2019 (dựa trên dữ liệu cơ sở là giai ddianj 1981 – 2010)

Nguồn: NOAA global Temp

Tình trạng khí hậu năm 2019

Từ xưa đến nay, nhiệt độ nóng thứ hai trên mặt đất và đại dương toàn cầu rơi vào  tháng 6 năm 2017 (tính từ tháng 1 – tháng 6 trong năm) trong kỷ lục 140 năm, nhưng nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016 lại ấm hơn, theo NOAA. Nhiệt độ ấm nóng nhất lan ra các vùng của Bắc bán cầu, đặc biệt là Alaska, miền tây Canada và miền trung nước Nga, nơi nhiệt độ nóng tăng thêm so với trung bình là 5,4°F hoặc thậm chí cao hơn. Trong khi đó, nhiệt độ mát mẻ nhất lại được ghi nhận ở phần lớn các bang ở Hoa Kỳ và miền nam Canada, nơi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ lạnh trung bình ít nhất 1,8° F hoặc thậm chí lạnh hơn. Nhiệt độ ấm nóng kỷ lục từ tháng 1 đến tháng 6 đã được ghi nhận ở miền trung Nam Mỹ, phía nam châu Phi, New Zealand và đại dương xung quanh, cũng như một phần của Alaska, miền tây Canada, Mexico, biển Bering, Đại Tây Dương, Madagascar và xung quanh Ấn Độ Dương, cũng như trên khắp các vùng của Đông Á. Không có vùng đất hoặc đại dương nào có nhiệt độ thấp hoặc lạnh kỷ lục trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019.

WMO sẽ trình bày một báo cáo về tình trạng khí hậu tại Hội nghị UN Climate Action Summit diễn ra tại New York vào ngày 23 tháng 9 tới. Báo cáo này sẽ dựa trên các bộ dữ liệu từ NOAA, Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA và Trung tâm Met Office Hadley của Vương quốc Anh, Trung tâm nghiên cứu khí hậu của Đại học East Anglia của Anh, cũng như các bộ dữ liệu phân tích lại từ ECMWF và cơ quan khí tượng Nhật Bản.

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

Nguồn: WMO: https://public.wmo.int/en/media/news/earth-experienced-warmest-june-record

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: