Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): Báo cáo về biến đổi khí hậu và đất đai đã hỗ trợ rất nhiều trong nỗ lực ứng phó của toàn cầu

Đăng ngày: 26-02-2019 | Lượt xem: 2670
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), báo cáo khoa học toàn diện đầu tiên đánh giá về mối liên hệ giữa đất đai và biến đổi khí hậu (BĐKH) là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực kiềm chế khí thải nhà kính, giải quyết các tác động của nóng lên toàn cầu và bảo vệ an ninh lương thự

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), báo cáo khoa học toàn diện đầu tiên đánh giá về mối liên hệ giữa đất đai và biến đổi khí hậu (BĐKH) là một dấu mốc quan trọng trong nỗ lực kiềm chế khí thải nhà kính, giải quyết các tác động của nóng lên toàn cầu và bảo vệ an ninh lương thực. Bản báo cáo đặc biệt về BĐKH và đất đai của IPCC là kết quả của quá trình nghiên cứu phân tích trong hai năm của hơn một trăm nhà khoa học trên toàn cầu, những người đã cống hiến chuyên môn của họ trong vai trò tác giả và nhà phê bình.

BĐKH và đất đai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới nhiều mặt xã hội

Nguồn: WMO

Theo ông ông Petteri Taalas, tổng thư kí WMO, báo cáo đặc biệt về BĐKH và đất đai là một đóng góp rất quan trọng để giải quyết mối tương tác giữa BĐKH, sa mạc hóa, suy thoái đất, quản lý đất đai bền vững, an ninh lương thực và các dòng khí nhà kính trong hệ sinh thái trên cạn. IPCC trực thuộc WMO và Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc, là một tổ chức quốc tế thu hút rất nhiều các nha chuyên môn khoa học quốc tế. Rất nhiều trong số họ đã tình nguyện tham gia IPCC để đánh giá rất nhiều các công trình nghiên cứu tài liệu khoa học quốc tế về hệ thống khí hậu, rủi ro khí hậu, chi phí giải quyết tổn thất và các giải pháp tiềm năng.

Báo cáo nhấn mạnh rằng nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại hình sử dụng đất khác chiếm 23% lượng khí thải nhà kính gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp do các hoạt động của con người. Bên cạnh đó, các hệ thống đất tự nhiên và được quản lý hấp thụ carbon dioxide tương đương với gần 1/3 lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp. Theo dõi nồng độ khí nhà kính chính trong khí quyển là yếu tố cốt lõi của công việc WMO. Chương trình theo dõi khí quyển toàn cầu của WMO cung cấp dữ liệu giúp bảo vệ sức khỏe con người, năng suất nông nghiệp và an ninh lương thực. Các quan sát của chương trình về sự gia tăng nồng độ COvà các loại khí bẫy nhiệt khác được đưa vào Bản tin khí nhà kính hàng năm, giống như báo cáo của IPCC, đưa ra gợi ý cho các nhà ra quyết định trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo của IPCC đánh giá nhiều khía cạnh như sa mạc hóa, lượng thí thải CO2 và quản lý đất đai

Nguồn: WMO

Hiện nay, WMO đang tiên phong trong Hệ thống tích hợp thông tin khí nhà kính toàn cầu - được gọi tắt là IG3IS - để cung cấp một cầu nối giữa khoa học và chính sách về phát thải khí nhà kính, cũng xác định và định lượng nguồn hấp thụ các loại khí đó. Báo cáo đặc biệt về BĐKH và đất đai đã được công bố sau khi chính phủ các nước thành viên của IPCC phê duyệt vào ngày 7 tháng 8. Nó nhấn mạnh thực tế rằng đất đai đã xuống cấp từ hoạt động của con người và BĐKH đang khiến cho điều này trở nên tồi tệ hơn, do đó quản lý tốt đất đai là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Năm 2015, các chính phủ ủng hộ mục tiêu Thỏa thuận Paris nhằm tăng cường ứng phó quốc tế với BĐKH bằng cách giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 20C so với mức trước công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng thêm lên 1,50C. Báo cáo của IPCC cho thấy, mục tiêu này có thể đạt được bằng cách giảm phát thải khí nhà kính từ tất cả các lĩnh vực , bao gồm cả đất đai và thực phẩm.

Đất phải được duy trì năng suất để đảm bảo an ninh lương thực khi dân số tăng khi BĐKH đang có tác động tiêu cực đối với thảm thực vật tăng. Điều này có nghĩa là sẽ có những hạn chế về chất lượng đất đai trong việc ứng phó với BĐKH, ví dụ như thông qua việc trồng các loại cây năng lượng và trồng rừng. Cũng cần có thời gian để cây và đất lưu trữ carbon hiệu quả. Năng lượng sinh học cần phải được quản lý cẩn thận để tránh rủi ro đối với an ninh lương thực, đa dạng sinh học và suy thoái đất. Khi đất bị suy thoái - ví dụ như đất bị sa mạc hóa, hoặc do mưa lớn gây xói mòn đất – đất sẽ trở nên kém năng suất. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho an ninh lương thực và cũng làm giảm khả năng hấp thụ carbon của đất. Điều này làm trầm trọng thêm sự thay đổi khí hậu, trong khi BĐKH cũng làm trầm trọng thêm suy thoái đất theo nhiều cách khác nhau.

Khoảng 500 triệu người sống trong các khu vực có thể gặp phải quá trình sa mạc hóa. Các vùng đất khô hạn và các khu vực trải qua sa mạc hóa cũng dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của BĐKH và các thời tiết cực đoan như hạn hán, sóng nhiệt và bão bụi, cùng với áp lực gia tăng dân số toàn cầu. Giúp đỡ các quốc gia chuẩn bị cho nguy cơ gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là một phần quan trọng trong công việc của WMO, thông qua các chương trình như tư vấn và đánh giá cảnh báo bão cát, chương trình quản lý hạn hán tích hợp và một loạt các dịch vụ giải quyết những thách thức cho nông nghiệp, nước và y tế.

Theo ông Taalas, trước báo cáo đặc biệt của IPCC, WMO đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu giúp lấp đầy lỗ hổng kiến ​​thức, xây dựng các nghiên cứu  khoa học cần thiết và đưa ra lời khuyên thiết yếu. Đánh giá hàng năm của WMO về các chủ đề liên quan đến khí hậu thông qua một số quyết định quan trọng về việc gia tăng sự hỗ trợ của WMO đối với các nghiên cư đánh giá của IPCC. Nó cũng tạo điều kiện cho sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quy trình của IPCC và các quy trình của các tổ chức nghiên cứu do WMO đồng tài trợ với IOC-UNESCO và Hội đồng khoa học quốc tế.

Nguồn: WMO

https://public.wmo.int/en/media/news/ipcc-climate-change-and-land-report-marks-critical-contribution-global-effort

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: