Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Theo Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTVQG: Từ nay cho đến 7/2024, khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với TBNN. Do đó tình trạng khô hạn, hạn hán sẽ lan rộng ra tất cả các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt là các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi; từ Bình Định đến Bình Thuận. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi thiếu hụt từ 30-35% so với TBNN, khu vực Bình Định đến Tây Nguyên thiếu hụt từ 35-45%, có sông thiếu hụt trên 65% như sông La Ngà. Do đó đã xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ trên các tỉnh khu vực Tây Nguyên và khu vực Nam Trung Bộ.
Từ cuối năm 2023, do ảnh hưởng của Elnino, Trung tâm Dự báo KTTVQG đã có những nhận định dài hạn về tình trạng khả năng xảy ra thiếu nước diện rộng ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong tháng 1,2/2024, các tỉnh khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên đã chủ động phối hợp vs ban phòng chống thiên tai tỉnh đưa ra các tin cảnh báo đối với địa phương trong công tác ứng phó với khô hạn năm 2024. Ngày 20/4 vừa qua, Trung tâm Dự báo KTTVQG cũng đã ra bản tin đầu tiên dự báo hạn hán cho toàn bộ khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Tình trạng hạn hán năm 2024 sẽ gay gắt hơn năm 2021, 2023. Các địa phương phải tiếp tục chủ động ứng phó với hạn hán sẽ lan rộng cho khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên từ nay đến tháng 7/2024.
Theo nhận định của chúng tôi, dự báo nửa cuối năm nước ta sẽ chịu ảnh hưởng của hiện tượng Lanina, lượng mưa sẽ tập chung vào nửa cuối mùa mưa bão năm 2024. Đối với khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, lượng mưa lớn tập trung vào nửa cuối tháng 9 đến tháng 12 năm 2024. Có khả năng xảy ra trường hợp mưa lũ lớn vào nửa cuối mùa năm 2024.
Sau một mùa khô có thể gay gắt hơn so với TBNN, nguy cơ rất cao về trượt lở đất trên diện rộng đối với khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các khu vực chu du miền núi.
Để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, người dân và địa phương phải theo dõi liên tục bản tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Sau đó địa phương phải chủ động trong vấn đề nguồn nước như đắp đập ngăn mặn để lấy nước ngọt và truyền nước trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt đối với những vùng trọng điểm thiếu nước ở ĐBSCL.
Tạp chí KTTV