Băng tan khiến cho mực nước biển tăng thêm 1/3

Đăng ngày: 11-04-2019 | Lượt xem: 2928
Trên hành tinh của chúng ta có hàng ngàn sông băng rải rác ở các vùng núi cao. Hiện nay, các nhà khoa học biết chúng đang tan chảy với tốc độ nhanh như thế nào và chúng sẽ lấp đầy bao nhiêu phần của đại dương

Trên hành tinh của chúng ta có hàng ngàn sông băng rải rác ở các vùng núi cao. Hiện nay, các nhà khoa học biết chúng đang tan chảy với tốc độ nhanh như thế nào và chúng sẽ lấp đầy bao nhiêu phần của đại dương.

Giống như một khối băng tan chảy trong một ngày hè nóng nực, nhiều sông băng trên Trái đất đang bị co lại.

Vào tháng 1 năm ngoái, một nghiên cứu về Nature Climate Change (tạm dịch Bản chất của biến đổi khí hậu) cho thấy các sông băng trên thế giới đang bị thu hẹp nhỏ nhất trong lịch sử loài người, làm lộ ra các động vị carbon phóng xạ có niên đại từ cách đây 40.000 năm.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature của Anh đã tính toán số lượng sông băng tan chảy trên thế giới đã khiến cho mực nước biển tăng thêm bao nhiêu.

Kể từ năm 1961, khi việc lưu giữ hồ sơ được thực hiện, cho đến năm 2016, mực nước biển đã tăng thêm 27 mm do các tảng băng bị bong ra khỏi sông băng. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng sông băng tan chảy góp phần làm tăng mực nước biển, nhưng nghiên cứu mới đưa ra một cái nhìn toàn diện về mức độ và tốc độ tan chảy của chúng.

Họ phát hiện ra rằng các sông băng trên núi khiến mực nước biển tăng thêm khoảng 1/3 so với mực đo cũ, trong đó có cả băng tan từ dải băng Greenland và dải băng ở Nam Cực. Nghiên cứu của họ cũng nhấn mạnh rằng nhiều sông băng trên thế giới có thể biến mất trong thế kỷ tới.

Tóm lại, NASA đã ước tính mực nước biển sẽ tăng khoảng 3 milimet mỗi năm. Khi đại dương ấm hơn nữa, các nhà khoa học ước tính sự giãn nở nhiệt sẽ buộc mực nước biển tăng cao hơn nữa.

Làm sao các nhà khoa học khám phá ra điều này?

Nghiên cứu đã khảo sát 19 khu vực địa chất khác nhau đã được phân chia trước đây bởi Trung tâm Randolph Glacier Inventory. Đối với mỗi khu vực này, họ dựa vào dữ liệu thực địa từ World Glacier Monitoring Service (tạm dịch: Hệ thống giám sát sông băng thế giới). Theo Frank Paul, nhà địa lý học của Đại học Zurich và là tác giả của nghiên cứu, trong bất kỳ khu vực nào trong số này, các phép đo thực địa thường chỉ có sẵn cho một hoặc hai sông băng, Để có được một phân tích chi tiết hơn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát trên không và vệ tinh để tính toán các thay đổi trong thể tích của sông băng.

Qua đó, họ không chỉ thấy rằng mực nước biển đã tăng tới 27 milimet trong vòng 50 năm qua mà họ cũng đã tính toán sự thay đổi về khối lượng băng hà từ năm 2006 đến năm 2016,kết quả cho thấy mực nước biển tăng khoảng một milimet mỗi năm.

Và tình trạng này đang ngày càng xấu đi, Paul nói về khối lượng bị mất đi từ sông băng. Dữ liệu của họ cho thấy rằng trong những năm 1960 và 1970, sông băng có sự thay đổi theo mùa có thể dự đoán được, băng tan vào mùa hè có thể cứng trở được vào mùa đông. Trong những năm 1980, dữ liệu cho phần băng tan nhiều hơn phần băng cứng trở lại và đến thập niên 1990, tất cả các sông băng mà họ đo được đều cho thấy khối lượng băng tan nhiều hơn hẳn so với khối lượng đóng băng trở lại.

Để xem mức độ mực nước biển dâng lên bởi băng tan, các nhà nghiên cứu sau đó đã chia tổng khối lượng bị mất từ sông băng bằng bề mặt đại dương.

Điều này sẽ tác động đến những ai?

Các thị trấn và thành phố ven biển đã bắt đầu cảm nhận được những tác động của nước biển dâng. Ở các khu vực ngoài trời ở Bắc Carolina, những khu phố từng nhìn ra biển đã bắt đầu thấp hơn mực nước biển. Các thành phố lớn như Miami đang phát triển các kế hoạch thích ứng hiện tượng nước biển dâng cao bất cứ khi nào. Các sông băng tan chảy cũng sẽ tác động đến vùng đất liên có mối liên hệ mật thiết với chúng

Ở Peru, chúng sẽ trông giống như những tháp nước, Paul nói. Dãy Andes ở Peru là quê hương của một số người trên thế giới sống phụ thuộc nhiều nhất vào sông băng. Kể từ Đế quốc Inca, sông băng của Peru đã là một nguồn nước ngọt quan trọng cho tiêu dùng và nông nghiệp của con người. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái trên tạp chí Scientific Reports ước tính rằng Chỏm băng Quelccaya, trải rộng hơn 9.000 sân bóng đá, có thể chạm tới mức bùng phát tan chảy nếu lượng khí thải không giảm xuống trong 30 năm tới.

Ở khu vực Venezuela gần đó, quốc gia này được dự báo sẽ sớm mất đi dòng sông băng cuối cùng của nó, Pico Humboldt, mặc dù các nhà khoa học chưa nghiên cứu đầy đủ về việc sông băng này đã thay đổi như thế nào theo thời gian và khi nào nó có thể biến mất hoàn toàn.

Ở dãy Himalaya, dòng sông băng mới được giải phóng đang hình thành những hồ nước nguy hiểm dẫn đến lũ lụt. Một đánh giá được công bố đầu năm nay ước tính rằng 2/3 của dãy Himalaya có thể biến mất nếu lượng khí thải carbon không giảm trong thế kỷ tới.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận báo cáo của họ bằng cách chỉ một số vùng băng hà ở Châu Âu, Canada, Hoa Kỳ và New Zealand có thể hoàn toàn mất sông băng của chúng vào năm 2100.

Biên dịch tin bài: Thanh Tâm

Nguồn: https://relay.nationalgeographic.com/proxy/distribution/public/amp/environment/2019/04/world-mountain-glaciers-melting-sea-level-rise?fbclid=IwAR2p0bTkbOuytA2grc5VsteFIBsYyNKSyMgSms6CVz8tGdxyxnDlfgXU9EE

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: