Hội thảo chuyên đề xem xét vai trò của các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường trong COVID-19

Đăng ngày: 31-07-2020 | Lượt xem: 13343
Vào ngày 28/ 7 vừa qua tại Geneva - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và các đối tác khoa học quốc tế sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề toàn cầu trực tuyến từ ngày 4 đến 6 tháng 8 để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường và sự lây lan của COVID-19.

Đại dịch coronavirus tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, tại các vùng khí hậu và môi trường khác nhau. Điều kiện môi trường không phải là nguyên nhân chính của làn sóng đầu tiên của đại dịch. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí và ánh sáng cực tím có ảnh hưởng đến sự lây lan của virut SARS-CoV-2 và bệnh (COVID-19) mà nó gây ra hay không.

Do đó, tìm hiểu liệu các yếu tố khí tượng, khí hậu và môi trường có thúc đẩy sự lây lan của bệnh cả ngoài trời hay trong nhà hay không là một điều vô cùng quan trọng. Đây là một câu hỏi khoa học thích hợp là chủ đề của nhiều nghiên cứu, Giáo sư Jürg Luterbacher, Nhà khoa học và Giám đốc nghiên cứu Khoa học và Đổi mới công nghệ của WMO cho biết.

Hội nghị chuyên đề toàn cầu trực tuyến từ ngày 4/8 – 6/8 để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường và sự lây lan của COVID-19

Đại dịch COVID-19 có khả năng lan tràn ngoài ban đầu trong vài năm. Hiểu rõ hơn về việc liệu nó có bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường và thời tiết theo mùa hay không, như trường hợp của nhiều loại virus và bệnh đường hô hấp khác, sẽ giúp thông báo chính sách y tế công cộng và quản lý bệnh trong thời gian tới, theo bác sĩ Joy Shumake Guillemot, Văn phòng Khí hậu và Sức khỏe Chung của Tổ chức Y tế Thế giới WMO.

Bệnh ban đầu biểu hiện ở Bắc bán cầu vào đầu đến giữa mùa đông, ở những nơi có khí hậu ôn đới, và lan rộng về phía đông và phía tây trong một dải khí hậu ban đầu khá hẹp. Điều này có thể phản ánh độ nhạy cảm của khí hậu nhưng cũng có thể phản ánh chính xác các mô hình chuyển động của con người và thương mại.

Một số quốc gia hiện đang phải đối mặt với gánh nặng COVID-19 cao nhất nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhưng cũng có số trường hợp gia tăng ở một số quốc gia Nam bán cầu khi họ chuyển sang mùa đông. Liệu đây có phải là một hiện tượng theo hướng khí tượng hay không vẫn chưa được xác định.

Tương tự, có những lo ngại về sự hồi sinh của dịch bệnh trong mùa đông ở Bắc bán cầu tiếp theo, nhưng những suy đoán này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm với các bệnh hô hấp khác lên đến đỉnh điểm vào mùa đông và không dựa trên kiến ​​thức vững chắc về độ nhạy cảm với khí hậu COVID-19.

Hội thảo chuyên đề trực tuyến này nhằm tạo ra một diễn đàn để xem xét và thảo luận về các nghiên cứu hiện có để chia sẻ những kiến thức và hiểu biết sẵn có, cũng như cung cấp hướng dẫn cho nghiên cứu trong tương lai, theo Giáo sư Ben Zaitchik, Đại học John Hopkins và chủ tịch ủy ban khoa học chuyên đề cho hay/

Hội thảo được khởi xướng bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, tổ chức WMO và ACCESS ở Nam Phi và được đồng tổ chức bởi một loạt các đối tác khoa học bao gồm Liên minh Địa vật lý Hoa Kỳ (AGU), Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), Chương trình nghiên cứu khí hậu toàn cấu, SENAHMI Peru, Hội đồng khoa học quốc tế, Elsevier, FutureEarth, Cộng đồng GeoHealth, Cơ quan khoa học và công nghệ biển-đất Nhật Bản và Hiệp hội khoa học Thái Bình Dương.

Hơn 450 người tham gia sẽ xem xét khoảng 100 ý kiến và tham luận về chủ đề này từ các nhà nghiên cứu từ khoảng 20 quốc gia. Sẽ có một số bài thuyết trình chính, các phiên thảo luận và các phiên dự bị bên lề về nguyên nhân thúc đẩy, dự báo, dự đoán, và thông tin đưa ra để hành động.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/press-release/symposium-considers-role-of-weather-climate-and-environmental-factors-covid-19

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: