Điều này nối tiếp một tháng 2 với nhiệt độ tối đa trung bình là 29,54 độ C, cao nhất kể từ năm 1901, lượng mưa thấp hơn 68% so với mức trung bình hằng năm.
Một đợt nắng khốc liệt năm thứ 2 liên tiếp có thể làm giảm sản lượng lúa mì, hạt cải dầu và đậu xanh, làm phức tạp thêm nỗ lực kiềm chế lạm phát lương thực của chính phủ. Đợt nắng nóng của năm 2022 đã buộc nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới phải cấm xuất khẩu mặt hàng này do thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng.
Nông dân thu hoạch hạt cải dầu ở ngoại ô TP Jaipur - Ấn Độ hôm 24-2. Ảnh: REUTERS
Cùng ngày, Cục Khí tượng Úc cảnh báo hệ thống thời tiết ẩm ướt La Nina - được biết đến như "chu kỳ mưa bão" và có tác dụng làm mát hành tinh - đang có xu hướng kết thúc.
La Nina thường đem đến nhiệt độ bề mặt nước biển ở Đông Thái Bình Dương mát hơn bình thường nhưng nước ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương lại ấm hơn bình thường, gây mưa xối xả ở miền Đông và miền Trung nước Úc. Nó giúp quốc gia này đang trên đà đạt được vụ thu hoạch lúa mì kỷ lục nhưng lại tàn phá các cộng đồng ven sông và ven biển.
Ngược lại vào đầu ngày 1-3, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo về băng giá ở khu vực vịnh San Francisco (Mỹ) khi nhiệt độ xuống đến âm 2,2 độ C. Các vùng núi của tiểu bang như dãy Siera Nevada ở phía Bắc tiếp tục hứng đợt tuyết mới kèm cảnh báo bão tuyết, mưa lạnh.
Một hệ thống thời tiết khắc nghiệt khác cũng "chia đôi" nước Mỹ từ hôm 2-3, với tuyết rơi dày khắp vùng Tây Nam và một số vùng cao nhưng nhiệt độ lại nóng kỷ lục từ vùng duyên hải vịnh Mexico cho đến thung lũng Ohio.
Anh Thư