Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt từ các hiện tượng thời tiết khác thường tác động tới cộng đồng, hệ sinh thái và các loài động vật ở Bắc Cực là vô cùng lớn và tác động này đang có xu hướng gia tăng. Khối tượng băng tan tăng lên cùng với lượng tuyết phủ giảm sẽ góp phần loại bỏ các chất gây ô nhiễm đã lắng đọng trước đó. Trong khi biến đổi khí hậu hậu chủ yếu là do phát thải khí cacbon, thì những thay đổi về phát thải các chất gây ô nhiễm không khí và các hiện tượng thời tiết khác thường sẽ ảnh hưởng đến khí hậu và sức khỏe con người. Trên toàn cầu, ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm và giảm ô nhiễm không khí có thể ngăn chặn hàng trăm nghìn ca tử vong sớm ở các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực.
Báo cáo nghiên cứu mới nhất của Chương trình Giám sát và Đánh giá Bắc Cực (AMAP)cho thấy nhiệt độ tại Bắc Cực đang tăng lên nhanh hơn
Bản nghiên cứu cập nhật về biến đổi khí hậu ở Bắc Cực năm 2021, bao gồm các xu hướng và tác động chính. Nội dung tóm tắt nghiên cứu dành cho các nhà hoạch định chính sách đã được trình bày tại Hội đồng Bộ trưởng Bắc Cực ở Reykjavik, Iceland vào ngày 20 tháng 5 vừa qua. Cuộc họp kết thúc bằng tuyên bố cấp Bộ trưởng và kế hoạch chiến lược tái khẳng định cam kết của Hội đồng đối với một khu vực Bắc Cực hòa bình, thịnh vượng và bền vững.
Mục tiêu 1 - Khí hậu Bắc Cực
Theo dõi, đánh giá và khoanh vùng các tác động của biến đổi khí hậu ở Bắc Cực để khuyến khích việc tuân thủ Thỏa thuận Paris cũng hỗ trợ các biện pháp mạnh mẽ hơn để giảm phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm khí hậu. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác toàn cầu về khoa học khí hậu và quan sát; giảm lượng khí thải; giảm thiểu, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu; và trao đổi kiến thức và công nghệ để hỗ trợ những mục tiêu này.
Mục tiêu 2 - Hệ sinh thái Bắc Cực khỏe mạnh và có tính chống chịu cao
Thúc đẩy ngăn ngừa ô nhiễm, giám sát, đánh giá công tác bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học ở Bắc Cực, hệ sinh thái và môi trường sống của các loài dựa trên nền tảng khoa học tốt nhất hiện có và tôn trọng sự phát triển bền vững cho tất cả các thế hệ hiện tại và tương lai của Bắc Cực.
Mục tiêu 3 - Môi trường biển Bắc Cực trong lành
Thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững môi trường biển Bắc Cực vì lợi ích của tất cả các thế hệ sinh sống ở Bắc Cực hiện tại và tương lai, khuyến khích an toàn trên biển, ngăn ngừa ô nhiễm biển và hợp tác nâng cao kiến thức về môi trường biển Bắc Cực. Theo dõi và đánh giá các tác động hiện tại và tương lai đối với các hệ sinh thái biển ở Bắc Cực, cùng nhau tăng cường hợp tác trong các vấn đề biển và thúc đẩy tôn trọng pháp quyền và các khuôn khổ pháp lý hiện có áp dụng cho vùng biển Bắc Cực.
Phiên họp cấp Bộ trưởng đánh dấu sự kết thúc của Iceland trong hai năm nắm giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực và bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch của Liên bang Nga cho các năm 2021-2023. WMO sẽ đóng vai trò quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực - một diễn đàn liên chính phủ nổi tiếng về hợp tác trong các vấn đề Bắc Cực. Cuộc họp cấp Bộ trưởng của Hội đồng được tổ chức hai năm một lần, mang lại cho Bộ trưởng Ngoại giao của tám quốc gia Bắc Cực và lãnh đạo chính trị của sáu thành viên thường trực bản địa có cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực và đánh giá chất lượng công việc do các Nhóm công tác của Hội đồng thực hiện. Bên cạnh đó, chương trình Giám sát và Đánh giá Bắc Cực (AMAP) là nhóm làm việc chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá tình trạng ô nhiễm ở Bắc Cực và biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển các khuyến nghị dựa trên cơ sở khoa học về các hành động hỗ trợ hoạch định chính sách.
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/arctic-assessment-report-shows-faster-rate-of-warming