Theo cập nhật khí hậu hàng năm đến suy thoái toàn cầu được thực hiện bởi Văn phòng khí hậu Met của Anh, có 90% khả năng ít nhất 01 năm trong giai đoạn 2021-2025 trở thành thời điểm ấm nhất được ghi nhận, điều này sẽ khiến năm 2016 không còn là năm nóng nhất trong lịch sử. Trong giai đoạn 2021-2025, các khu vực có vĩ độ cao và vùng Sahel có khả năng ẩm ướt hơn và khả năng xuất hiện nhiều xoáy thuận nhiệt đới hơn ở Đại Tây Dương so với trước đây (xác định dựa trên mức trung bình 1981-2010). Bản cập nhật hàng năm khai thác chuyên môn của các nhà khoa học khí hậu được quốc tế ca ngợi và hệ thống dự báo tốt nhất từ các trung tâm khí hậu hàng đầu trên thế giới để cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà ra quyết định.
Báo cáo cập nhật khí hậu mới nhất của WMO cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể tăng tạm thời 1oC trong vòng 5 năm tới
Tổng thư ký WMO, GS. Petteri Taalas cho biết: “Đây không chỉ là số liệu thống kê. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc băng tan nhiều hơn, mực nước biển cao hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn và thời tiết khắc nghiệt khác, đồng thời tác động lớn hơn đến an ninh lương thực, sức khỏe, môi trường và sự phát triển bền vững”. “Nghiên cứu này cho thấy với trình độ khoa học cao chúng ta đang tiến gần hơn đến mục tiêu thấp hơn của Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu. Đó là một lời cảnh tỉnh rằng thế giới cần xem xét lại ngay các cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đạt được mức độ trung tính của các-bon”.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc thích ứng với khí hậu. Chỉ một nửa trong số 193 Thành viên WMO có các dịch vụ cảnh báo sớm hiện đại. Các quốc gia cần tiếp tục phát triển các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ thích ứng trong các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu - chẳng hạn như y tế, nước, nông nghiệp và năng lượng tái tạo và thúc đẩy các hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm tác động bất lợi của các hiện tượng cực đoan. Bên cạnh những hạn chế trong các dịch vụ cảnh báo sớm, chúng tôi đang có những lỗ hổng nghiêm trọng trong việc quan sát thời tiết, đặc biệt là ở Châu Phi và các quốc đảo. Điều này có tác động tiêu cực lớn đến độ chính xác nếu các cảnh báo sớm ở các khu vực đó và trên toàn cầu. Chúng tôi cũng cần đầu tư vào các mạng lưới cơ bản. Ông kết luận.
Theo báo cáo của WMO về Tình trạng Khí hậu Toàn cầu 2020, được công bố vào tháng 4 vừa qua, năm 2020 là một trong ba năm ấm nhất được ghi nhận, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,2°C so với đường cơ sở thời kỳ tiền công nghiệp. Báo cáo nhấn mạnh sự gia tăng các chỉ số về biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, băng tan, thời tiết khắc nghiệt cũng như tác động ngày càng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Bản cập nhật khí hậu hàng năm đến suy thoái khí hậu toàn cầu xác nhận xu hướng đó. Trong 5 năm tới, nhiệt độ toàn cầu trung bình hàng năm có thể sẽ ấm hơn ít nhất 1°C - nằm trong trong khoảng 0,9°C-1,8°C - so với mức trước công nghiệp.
Thỏa thuận Paris sẽ tìm cách giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này ở mức dưới 2°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ hơn nữa ở mức 1,5°C. Các cam kết quốc gia về cắt giảm khí thải, được gọi là những đóng góp do quốc gia xác định, hiện đang thấp hơn rất nhiều so với những gì cần thiết để đạt được mục tiêu này. Năm 2021sẽ diễn ra các cuộc đàm phán quan trọng về biến đổi khí hậu COP26 vào tháng 11, sự kiện này được nhiều người mô tả là cơ hội “tạo nên hoặc đột phá” để ngăn chặn biến đổi khí hậu ngày càng vượt quá tầm kiểm soát. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G-7 do Anh đăng cai tổ chức từ ngày 11-13/6.
Biên dịch: Thanh Tâm