Hiệp ước cho phép các công ty nhiên liệu hóa thạch kiện các quốc gia khi các chính sách khí hậu ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Gần đây, công ty RWE của Đức đã đệ đơn kiện chính phủ Hà Lan về khoản bồi thường thiệt hại 1,4 tỷ euro đối với các kế hoạch loại bỏ than đã ảnh hưởng đến giá trị của một nhà máy mà công ty xây dựng vào năm 2015.
Theo tổ chức nghiên cứu Open Exp, các trường hợp tương tự có thể khiến người nộp thuế trên toàn thế giới thiệt hại lên tới 1,3 nghìn tỷ euro (1,5 tỷ USD) vào năm 2050, dựa trên giá trị của tài sản nhiên liệu hóa thạch được bảo vệ bởi hiệp ước, chỉ dưới một nửa chi phí này sẽ rơi vào EU.
Các nhà vận động và một số quốc gia thành viên đã kêu gọi EU rời khỏi hiệp ước - một vấn đề phức tạp bởi một điều khoản có nghĩa là các quy tắc của ECT được áp dụng trong 20 năm sau khi rời khỏi hiệp ước.
Paul de Clerck, từ tổ chức Friends of the Earth Europe, nói với Climate Home News: “ECT đưa chúng ta vào ngõ cụt và lựa chọn tốt duy nhất là rời khỏi ECT. Ủy ban châu Âu đã thúc đẩy cải cách ECT tại các cuộc đàm phán về hiện đại hóa bắt đầu vào tháng 7 năm 2020. Bất kỳ sửa đổi nào đối với hiệp ước sẽ phải được nhất trí giữa 53 bên ký kết.
Các ghi chú ECT bị rò rỉ mà Climate Home từng thấy trước đây cho thấy các đề xuất cải cách của EU cho đến nay đã bị Nhật Bản và Kazakhstan phẩn đối, những nước này cho rằng “hiện đại hóa chỉ nên tối thiểu”. Vị trí của Nhật Bản là nhà tài trợ duy nhất lớn nhất cho ECT và là phó chủ tịch của các cuộc đàm phán hiện đại hóa có nghĩa là quốc gia này có ảnh hưởng lớn tới những quyết định.
Thứ Hai là hạn chót để các bên tham gia ECT gửi văn bản đề xuất trước vòng đàm phán thứ ba vào ngày 2-5 tháng Ba. Đề xuất của EU đã được đệ trình ngay trước nửa đêm. Tài liệu đề xuất bảo vệ cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch hiện có trong mười năm sau khi sửa đổi có hiệu lực. Việc phát điện mới sẽ được bảo vệ trong thời kỳ đó nếu nó thải ra ít hơn 380g CO2 / kWh, bao gồm các nhà máy chạy bằng khí đốt hiệu quả cũng như năng lượng tái tạo. Điều đó được củng cố từ một dự thảo trước đó của EU do Climate Home đưa ra, trong đó đặt ra ngưỡng cường độ phát thải ở mức 550g CO2 nhưng nó vẫn vượt xa mức được EU xem xét trong dự thảo phân loại của riêng mình, vốn chỉ dán nhãn là các nhà máy điện khí “bền vững” thải ra ít hơn 100g CO2 mỗi kWh.
EU cũng tìm cách mở rộng sự bảo vệ đối với các khoản đầu tư hydro, sinh khối và khí sinh học. Hydro có thể được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch hoặc điện sạch. Đề xuất của EU bảo vệ hydro tái tạo và "carbon thấp" mà họ định nghĩa là hydro từ hóa thạch với công nghệ thu giữ carbon hoặc hydro dựa trên điện "với lượng phát thải khí nhà kính toàn vòng đời được giảm đáng kể".
Biên dịch: Thanh Tâm