Anh đang triển khai toàn diện mạng lưới ngoại giao của mình để huy động tham vọng về khí hậu của các nước và tìm sự thống nhất cho các vấn đề chính trước các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu trong năm nay. Nick Mabey, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu trao đổi với Tạp chí Climate Home News rằng quá trình này tương đối khó khăn để đạt được thỏa thuận trong mọi chuyện. Nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow vào tháng 11 có nhiệm vụ to lớn là dẫn dắt thế giới hành động vì khí hậu và thu hẹp khoảng cách giữa các mục tiêu quốc gia chung và các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh sẽ phải giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong khi hoàn thiện các quy tắc mạnh mẽ để xây dựng một nền kinh tế toàn cầu xanh và có khả năng phục hồi.
Ông Mabey cho hay Anh sẽ cần chia sẻ những nỗ lực lớn và hình thành liên minh với những người và quốc gia có thể thay đổi quan điểm về các vấn đề cụ thể. Từ việc giảm nợ đến thiết kế bù đắp carbon được thải ra và huy động nguồn tài chính cần thiết để giúp các quốc gia cắt giảm lượng khí thải và đối phó với các tác động khí hậu, thế giới cần nhiều nhà cắt giảm khí hậu hơn. Chính vì thế, hội nghị sẽ tập trung vào bảy vấn đề chính.
Mia Mottley, thủ tướng Barbados tại các cuộc đàm phán trước COP 26
Đường thoát nhiên liệu hóa thạch. Đan Mạch đang theo đuổi sự cắt giảm hợp lý của ngành dầu khí, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Ủy ban đưa ra các khuyến nghị trước COP26 ở Glasgow, Anh, về cách đảm bảo các cộng đồng phụ thuộc vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch không bị ảnh hưởng khi cắt giảm việc sử dụng những nhiên liệu này.
Xóa nợ. Đại dịch corona đã khiến nợ của nhiều quốc gia đang phát triển tăng cao. Nếu không có khả năng chi trả, các quốc gia dễ bị tổn thương có nguy cơ rút tiền ra khỏi các chương trình khí hậu để đảm bảo bảo trợ xã hội cơ bản. G20 đã đồng ý một sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ đến tháng 6 năm 2021 nhưng các quốc gia nợ cần các giải pháp dài hạn hơn. Các nước chủ nợ sẽ thảo luận về vấn đề này tại G20 và G7, nơi các đề xuất về quỹ thiên tai vĩnh viễn sẽ được xem xét.
Tài chính công. Các nước tài trợ hứa sẽ huy động 100 tỷ đô la mỗi năm để giúp các quốc gia nghèo hơn cắt giảm khí thải và đối phó với các tác động khí hậu vào năm 2020 - một mục tiêu mà họ chưa đạt được. Năm nay, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu về một mục tiêu tài chính mới - cao hơn từ năm 2025.
Tài chính tư nhân. Là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là quê hương của sàn giao dịch chứng khoán New York, Hoa Kỳ có vị trí thuận lợi để thay đổi quan điểm trong hệ thống tài chính toàn cầu. Giulia Christianson, thuộc Viện Tài nguyên Thế giới cho biết: “Chương trình nghị sự có cơ hội tốt để đạt được mục tiêu cấp bách tài chính đi kèm với khí hậu với vai trò nổi bật của Mỹ.
Thích ứng và khả năng phục hồi: nhu cầu giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương đối phó với các tác động của khí hậu đang trở thành vấn đề chính trị. Cùng với Bhutan, Malawi đang đồng chủ trì Cơ sở Sống thích ứng với Khí hậu địa phương (LoCAL) nhằm mục đích chuyển các khoản tài trợ cho các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu do địa phương lãnh đạo ở các nước LDC kém phát triển.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên: Việc phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái ngày càng được ưa chuộng như một cách để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Rừng và đất có thể lưu trữ carbon, tạo vùng đệm cho các khu định cư của con người chống lại bão và lũ lụt, và cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã.
Thị trường carbon và sự cắt giảm. Tại COP26, các nhà đàm phán sẽ cố gắng đạt được sự đồng thuận về các quy tắc cho một cơ chế thương mại khí thải quốc tế mới theo Thỏa thuận Paris. Các điều kiện nghiêm ngặt là rất quan trọng để đảm bảo những người gây ô nhiễm sẽ phải chịu một mức phí và không được miễn phí phát thải như trước.
Biên dịch: Thanh Tâm