Hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào ngày 11 tháng 2, với sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia, được diễn ra trước hai ngày thảo luận và tranh luận đánh dấu kỷ niệm Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững. Hội nghị đã được xúc tiến thúc đẩy trước thềm một hội nghị đại dương lớn khác của Liên hợp quốc dự kiến vào tháng 6 năm 2022.
Hội nghị đề cập đến bốn chủ đề chính: bảo vệ các hệ sinh thái biển, chống ô nhiễm, chống biến đổi khí hậu và quản trị đại dương. Tại một trong nhiều cam kết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố liên minh “carbon xanh” nhằm tài trợ cho các hành động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái biển và thảm thực vật giúp chống lại biến đổi khí hậu.
Đại dương đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khí hậu của chúng ta
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết thế giới phải 'thay đổi hướng đi' để bảo vệ các đại dương khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu. Ông cảnh báo rằng "đại dương đang gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng”. Chúng hoạt động như một bể chứa carbon, đồng thời tản nhiệt rất lớn, chúng cũng ngày càng ấm lên và có tính axit cao hơn, khiến hệ sinh thái của chúng bị ảnh hưởng.
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết trong thông điệp video gửi tới hội nghị tại thành phố ven biển Brest, miền Bắc nước Pháp cho hay: “Băng ở các vùng cực đang tan chảy và các kiểu thời tiết toàn cầu đang thay đổi”.
Nâng cao kiến thức và hiểu biết của chúng ta về đại dương
Sự cần thiết phải tăng cường nghiên cứu đại dương được nhấn mạnh như một mục tiêu cốt lõi của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững. Với lập luận rằng “chúng ta không thể bảo vệ những thứ chúng ta không hiểu về chúng”, Tổng thống Macron khẳng định ý định của Pháp khởi động các sứ mệnh khoa học lớn để khám phá đại dương, cũng như tạo nền tảng để cộng đồng hiểu rõ hơn những thay đổi mà họ phải đối mặt.
Liên minh châu Âu cũng đã cam kết tạo ra một “hệ thống nghiên cứu kỹ thuật số của đại dương” để thu thập kiến thức và thử nghiệm các kịch bản hành động, phục vụ cho tăng trưởng xanh của châu Âu và quản trị toàn cầu.
OceanOPS, Trung tâm Phối hợp của WMO và UNESCO-IOC, Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ của UNESCO, đã khởi động dự án Odyssey nhằm thúc đẩy Hệ thống Quan sát Đại dương Toàn cầu và ban hành Tuyên bố Brest để huy động sự ủng hộ.
(Còn nữa)
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/ocean-summit-reaffirms-importance-of-observations