Tuy nhiên, các quốc gia giàu có, những người nên chịu trách nhiệm lớn nhất về việc gây ra biến đổi khí hậu lại chưa đóng góp các khoản tiền cứu trợ mà họ đã hứa, cũng như những chi phí để trang trải cho những thiệt hại đã gây ra.
Ngay sau trận lũ lụt, Bộ trưởng Kế hoạch của Pakistan Ahsan Iqbal cho biết ước tính thận trọng về thiệt hại gây ra là 10 tỷ đô la. Ông nói: “Đó là một ước tính sơ bộ nhưng thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.” Pakistan và Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra một con số khoảng 160 triệu đô la, một con số nhỏ hơn khoảng 60 lần so với ước tính của Iqbal về thiệt hại. Trưởng nhóm nhân đạo của Oxfam, Magnus Corfixen, chia sẻ rằng con số này thấp vì đánh giá của Liên hợp quốc "chưa bao gồm một số vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất".
Một người đàn ông có ngôi nhà bị phá hủy trú ẩn trong một căn lều
Tuần trước, LHQ đã tăng mức chi phí lên 816 triệu USD. Điều phối viên nhân đạo của LHQ về Pakistan Julien Harneis cho biết: “Chúng tôi cần tất cả những khoản tiền này bằng một cách nhanh chóng.” Dữ liệu của LHQ được phân tích bởi Climate Home cho thấy các nước giàu cho đến nay không thể cung cấp đủ viện trợ để đáp ứng lời kêu gọi ban đầu của LHQ. Dữ liệu này dựa vào các nước tài trợ để báo cáo nên chưa thật sự đầu đủ nhưng nó được LHQ cập nhật hàng ngày.
Một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc nói với Climate Home rằng các chính phủ đã cam kết hơn 160 triệu đô la, nhưng dữ liệu cho thấy họ chỉ thực sự đóng góp 51 triệu đô la và cam kết đóng góp thêm thêm 39 triệu đô la. Trong số này, chỉ có 28 triệu đô la đến trực tiếp từ các chính phủ, với 26 triệu đô la từ chính phủ Hoa Kỳ. 16 triệu đô la nữa đến từ một nhóm các tổ chức từ thiện của Anh có tên là Ủy ban Khẩn cấp Thảm họa (DEC), với nguồn tài trợ đến từ chính phủ và từ các công dân bình thường.
Quỹ Ứng phó Khẩn cấp Trung ương của LHQ (CERF) đã quyên góp thêm 7 triệu đô la. Họ được tài trợ bởi các chính phủ, chủ yếu ở Bắc Âu, và phân phối quỹ cứu trợ nhân đạo khi họ thấy phù hợp.
Việc thiếu kinh phí này đang có tác động đến nhiều khía cạnh. Gul Wali Khan đại diện Dịch vụ Cứu trợ Công giáo ở Pakistan cho hay “sự hỗ trợ này sẽ là chậm chạp". Sau chuyến thăm gần đây đến một khu vực bị ảnh hưởng, ông cho biết thêm: "Có 7,9 triệu người phải di dời, chủ yếu đứng trên lề đường. Một bên là biển và bên kia là các phương tiện giao thông qua lại ở giữa, vì vậy có không có chỗ để sinh hoạt riêng tư, thậm chí không có sẵn một nhà vệ sinh. "
Khan cho biết tổ chức phi chính phủ của ông đang ưu tiên phân phát tiền mặt, vận chuyển nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nơi trú ẩn với quỹ do chính phủ Mỹ cung cấp một phần.
Biên dịch: Thanh Tâm
Nguồn: https://www.climatechangenews.com/2022/10/12/pakistan-flood-relief-too-little-too-late/