Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO, bảy năm qua là bảy năm có thể là khoảng thời gian ấm nhất được ghi nhận. Sự kiện làm mát La Niña trong năm 2021 chỉ có tác động ngắn đến nhiệt độ toàn cầu nhưng không giúp đảo ngược xu hướng ấm lên lâu dài do nồng độ khí nhà kính kỷ lục từ hoạt động của con người.
Những tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu tự nhiên một lần nữa mở ra trước mắt chúng ta. Sức mạnh siêu máy tính và công nghệ vệ tinh đã giúp con người dự báo và theo dõi nhiều sự kiện cực đoan, trong khi nâng cao hiểu biết của chúng ta về mức độ ảnh hưởng to lớn của những thay đổi đi kèm trong hệ thống khí hậu.
Biến đổi khí hậu gia tăng dẫn đến nhu cầu của con người về việc giám sát lượng khí thải nhà kính, dự báo băng tan, lũ lụt và nhiều dịch vụ thời tiết khác
Thiệt hại kinh tế đang gia tăng khi mức độ phơi nhiễm với biến đổi khí hậu tăng lên. Tuy nhiên, về mặt tích cực, các hệ thống cảnh báo sớm đa nguy cơ được cải tiến đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Quỹ Tài trợ Quan sát Hệ thống (SOFF) đang tìm cách huy động các nguồn lực để củng cố các mạng lưới này và lấp đầy những khoảng trống lớn về dữ liệu thời tiết và khí hậu cơ bản, vốn là trọng tâm của dự báo thời tiết, các nỗ lực thích ứng và đầu tư.
Ngày càng có nhiều nhu cầu đầu tư vào việc giám sát lượng phát thải khí nhà kính bằng cách sử dụng các mô hình mô phỏng trên mặt đất, vệ tinh để hiểu rõ hơn về các nguồn chất thải carbon dioxide, methane và nitrous oxide.
WMO cũng theo dõi tình trạng khí hậu toàn cầu và ghi lại các sự kiện cực đoan đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Điều này một lần nữa được nhấn mạnh bởi cơn bão Rai (được gọi là Odette ở Philippines) đổ bộ vào Philippines vào ngày 16 tháng 12 tương đương với cấp độ 5 cấp cao nhất, dẫn đến hàng trăm người thương vong và sự tàn phá trên diện rộng ở một quốc gia thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xoáy thuận nhiệt đới. Bên cạnh đó, mực nước biển dâng cao và mưa lớn đã làm gia tăng tác động của thiên tai này.
(Còn nữa)
Biên dịch: Thanh Tâm
Link: https://public.wmo.int/en/media/news/2021-meeting-challenge-of-extreme-weather