Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Barbara Creecy phát biểu tại cuộc họp cấp bộ trưởng nhằm đạt được những tiến bộ về các vấn đề chính trước cuộc đàm phán về khí hậu COP26 rằng các quốc gia nên thống nhất về việc gia tăng khả năng thích ứng của các cộng đồng dễ bị tổn thương với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng.
Nam Phi hiện là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu
Bà Creecy cho biết chúng ta cần tập trung vào việc tăng lợi ích về sức khỏe, an ninh lương thực và nước cũng như cơ sở hạ tầng thích ứng với các tác động khí hậu, đặc biệt là ở châu Phi, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các quốc gia kém phát triển nhất. Mở rộng quy mô thích ứng là một trong năm chủ đề được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại khách sạn Park Plaza ở London, nơi quy tụ 51 bộ trưởng từ một nhóm đại diện của các quốc gia. Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp, chủ tịch COP 26 Alok Sharma cho biết các quốc gia nhất trí về sự cần thiết của COP 26 để “đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu toàn cầu về thích ứng”. Mặc dù không có đột phá về các vấn đề gây tranh cãi nhất trước hội nghị thượng đỉnh Glasgow, ông Sharma mô tả các cuộc đàm phán là "tích cực" và "thoải mái" để tiếp tục duy trì việc gặp gỡ trực tiếp sau hơn 18 tháng thảo luận ảo.
Theo Thỏa thuận Paris, các quốc gia đã nhất trí thiết lập mục tiêu toàn cầu nhằm nâng cao năng lực thích ứng của các quốc gia, tăng cường khả năng chống chịu và giảm tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Nhưng thỏa thuận đã dừng lại khi không đặt ra được mục tiêu sẽ như thế nào và tiến độ sẽ được đánh giá như thế nào. Mặc dù đã có những phương pháp được thiết lập để theo dõi lượng khí thải và nỗ lực hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, việc tìm ra một thước đo chung cho các biện pháp khác nhau để thích ứng với các tác động khí hậu khu vực vẫn là một thách thức.
Zaheer Fakir, một nhà đàm phán về khí hậu và cố vấn chính sách chính của Bộ trưởng Môi trường Nam Phi cho hay điều quan trọng là phải phản ánh các ưu tiên của các nước đang phát triển. Bà Creecy cũng đưa ra một con số cho mục tiêu tài chính khí hậu tập thể tiếp theo, đề xuất 750 tỷ đô la nên được huy động hàng năm vào năm 2030. Các cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ bắt đầu một cách nghiêm túc ở Glasgow sắp tới.
Trong một thông điệp gửi đến tất cả các quốc gia vào đầu tháng này, ông Sharma cho biết COP 26 cần bắt đầu một chương trình làm việc để xác định mục tiêu và các chỉ số để đánh giá tiến độ. Gần 100 quốc gia đang phát triển, bao gồm Nam Phi, cho rằng tiến trình xác định và thực hiện mục tiêu đã bị tạm hoãn kể từ khi hiệp định khí hậu năm 2015 được ký kết. Do đó, “COP 26 cần phải tăng tốc đáng kể,” điều này được đặt ra trong một kế hoạch các tiêu chuẩn để đạt được thành công tại COP 26.
Biên dịch: Thanh Tâm