Ngư dân ở Madagascar thích nghi với vùng biển chết chóc do biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 13-04-2024 | Lượt xem: 164
Các cộng đồng ngư dân ở phía nam Madagascar đang phải đối mặt với tình trạng biển đôi khi nguy hiểm do biến đổi khí hậu, nhưng với sự giúp đỡ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hợp quốc, họ đang tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới mà họ gặp phải.

Một nhóm ngư dân ra khơi từ làng Mokola (FAO Madagascar/Tojotiana Randrianoavy).

Hòn đảo rộng lớn ở Ấn Độ Dương là một trong những hòn đảo nghèo nhất ở châu Phi, nơi phần lớn người dân kiếm sống trên đất liền hoặc bám biển. Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Madagascar đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Phóng viên Daniel Dickinson của UN News đã tới làng Mokala ở vùng Anosy để nói chuyện với chủ tịch hiệp hội ngư dân địa phương, Gaston Imbola và Valencia Assanaly, Điều phối viên quốc gia của Dự án Eco-Langouste Sud của ILO.

Gaston Imbola: Việc câu cá ở những vùng biển này ngày càng trở nên nguy hiểm hơn vì gió ngày càng mạnh và thời tiết khó dự đoán hơn. Nhiều người đã thiệt mạng vì những chiếc ca nô gỗ truyền thống của họ bị lật úp trên biển. Chỉ một tuần trước, ba ngư dân từ một ngôi làng khác đã được cứu khỏi bờ biển của chúng tôi sau khi gặp nạn. Hai người sức khỏe cực kỳ yếu.

Valencia Assanaly: Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đánh bắt cá ở khu vực này. Nhiệt độ nước biển tăng và lượng mưa giảm gây ra gió mạnh hơn, tạo thành sóng lớn và tình trạng nguy hiểm hơn trên biển đối với ngư dân.

Gaston Imbola: Trước đây chúng tôi có thể câu cá khoảng 20 ngày một tháng, nhưng với những cơn gió mạnh hơn và thách thức hơn thì giờ đây là từ 11 đến 15 ngày/ tháng. Tôi không quá coi trọng các điều kiện nhưng đôi khi tôi chấp nhận rủi ro vì tôi cần thức ăn cho ăn gia đình tôi.

Valencia Assanaly: Tại ILO, chúng tôi nhận thấy rằng những ngư dân như Gaston cần được hỗ trợ, vì vậy, chúng tôi đang giúp họ vừa đa dạng hóa nguồn thu nhập, vừa giúp họ đánh bắt cá an toàn hơn, bao gồm việc cung cấp các thông tin trên các hệ thống cảnh báo sớm trên nền kỹ thuật số nhằm đưa ra các thông tin nguy hiểm trên biển.

Gaston Imbola: Truyền thống của chúng tôi là lắng nghe tiếng gió và quan sát biển vào đêm trước khi chúng tôi bắt đầu chuyến đi câu cá. Nhưng bây giờ chúng tôi có thể có được thông tin chi tiết về hướng gió và độ lớn của sóng bằng cách gọi đến dịch vụ thông tin dành riêng cho dân chài. Điều này giúp chúng tôi đưa ra quyết định xem việc câu cá có an toàn hay không. Vì vậy, sáng nay chúng tôi sẽ đi câu cá vì có cảnh báo màu hổ phách kêu gọi thận trọng, nhưng chiều nay tình hình sẽ xấu đi và có cảnh báo đỏ nghĩa là quá nguy hiểm để ra ngoài khơi.

Valencia Assanaly: ILO đã hỗ trợ số hóa hệ thống cảnh báo sớm để ngư dân có thể nhận thông tin qua tin nhắn văn bản. Chúng tôi cũng đang cung cấp kiến ​​thức chuyên môn về đa dạng hóa nguồn thu nhập bao gồm tăng cường các hoạt động cho ngành thủy sản, ngoài tôm hùm, hiện là nguồn thu nhập chính của cộng đồng. Mặc dù, một trong những mục tiêu chính của chúng tôi là xây dựng năng lực, lợi nhuận và tính bền vững của nghề đánh bắt tôm hùm, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng đa dạng hóa rất quan trọng vì nó giúp ngư dân có khả năng chống chịu tốt hơn trước những thay đổi tiêu cực của khí hậu mà chúng ta đang chứng kiến.

Thời tiết ở phía nam Madagascar đang trở nên khó lường hơn do biến đổi khí hậu (UN News/Daniel Dickinson).

Gaston Imbola: Mùa tôm hùm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12 trùng với thời tiết xấu nhất trên biển. Có 98 gia đình đánh cá ở ngôi làng này với dân số khoảng 800 người và trong mùa trước chúng tôi đã đánh bắt được 10 tấn trong 9 tháng. Tôm hùm được giá tốt nên đây là nguồn lợi lớn cho làng.

Valencia Assanaly: ILO cũng đang hỗ trợ ngư dân tổ chức để họ có một môi trường làm việc tốt, để họ biết các quyền của mình và đảm bảo, với tư cách là các bên liên quan, rằng họ là một phần của chuỗi giá trị tôm hùm.

Gaston Imbola: Thị trường lớn nhất cho tôm hùm của chúng tôi là Nhật Bản, nơi chúng tôi xuất khẩu tôm hùm vẫn còn sống. Khách hàng ở Châu Âu lấy thịt đã chuẩn bị sẵn. Tôi không biết nhiều về Nhật Bản, nhưng tôi tự hào rằng người Nhật mua và thưởng thức sản phẩm của chúng tôi và ngôi làng nhỏ của tôi cũng như đất nước của tôi được công nhận ở bên kia thế giới là nơi sản xuất ra tôm hùm hảo hạng.

Tin ngắn: Tạp chí KTTV

Nguồn: https://news.un.org/en/story/2024/04/1148496

 
 
  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: