Sức mạnh của quan hệ hợp tác

Đăng ngày: 22-03-2022 | Lượt xem: 1458
Tổng cộng có 274 triệu người trên toàn thế giới sẽ cần hỗ trợ khẩn cấp và bảo vệ vào năm 2022, tăng 17% so với năm trước, theo Báo cáo về Tổng quan Nhân đạo toàn cầu do Văn phòng Điều phối các Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) công bố, vì tác động đan xen của bất ổn chính trị và kinh tế, thời tiết nguy hiểm, biến đổi khí hậu, và COVID-19 đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Nhu cầu ngày càng tăng về thông tin chính thống và có thể hành động được đã dẫn đến việc thành lập Cơ chế điều phối WMO. Điều này cung cấp cho các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo các dịch vụ mới để tối ưu hóa ứng phó khẩn cấp đối với các thiên tai có tác động lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Cộng đồng nghiên cứu đang cố gắng tăng cường hợp tác giữa các Cơ quan khí tượng, khu vực tư nhân, giới học thuật và người sử dụng để đảm bảo rằng các dự báo là chính xác, kịp thời, dễ tiếp cận và hữu ích.

Thách thức của biến đổi khí hậu và thời tiết nguy hiểm là quá lớn để bất kỳ quốc gia nào có thể giải quyết một mình. Do đó, quan hệ đối tác là đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề này. 

Tổ chức quan hệ đối tác hành động sớm dựa trên thông tin rủi ro (REAP) đã kết nối các tổ chức hoạt động về khí hậu, nhân đạo và cộng đồng phát triển, với mục tiêu bảo vệ 01 tỷ người an toàn hơn trước thiên tai vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu đó, REAP đã đặt ra 4 Mục tiêu tập trung vào việc cải thiện các hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, đồng thời huy động sự cam kết và hỗ trợ tài chính và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và hành động sớm hiệu quả, lấy con người làm trung tâm.

Dự báo dựa trên tác động được cộng đồng khí tượng ủng hộ là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực này. Ý tưởng này thay thế các phương pháp tiếp cận ứng phó theo kiểu chắp vá, bằng các hành động mang tính sáng tạo và dự đoán hướng tới tương lai. Điều này biến thông tin khoa học phức tạp thành nội dung có thể triển khai được, cho phép các giải pháp nhân đạo tạo ra sự khác biệt thực sự trên thực tế.

Điển hình như việc huy động các trạm làm mát cho đợt nắng nóng, phân phối các bộ kít xử lý nước trước lũ lụt và sơ tán không chỉ người mà còn cả gia súc và gia cố nơi trú ẩn trước bão nhiệt đới.

Một nội dung cải tiến khác là dự báo dựa trên tài chính, sử dụng dự báo thời tiết và phân tích rủi ro để phân bổ tài chính trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Mục tiêu chung là ngăn chặn các hiểm họa thiên nhiên trở thành thảm họa và giảm bớt thiệt hại và đau khổ cho con người.

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn phát triển như một phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ để giúp quản lý và ứng phó với các rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều phải lấy con người làm trung tâm.

WMO và UNDRR đã thành lập Trung tâm Xuất sắc về chống chịu với khí hậu và thiên tai.Trung tâm sẽ giúp tăng cường nỗ lực của chúng ta để chuyển đổi tri thức, các công cụ, nghiên cứu và khoa học thành hành động, hỗ trợ giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời chứng minh, giải thích cho các chính phủ và xã hội về cách thức thời tiết khắc nghiệt tương tác với các tác nhân khác của rủi ro thiên tai, khuếch đại các tác động thiên tai theo những cách chưa từng có như thế nào.

Tạp chí KTTV

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: