Nhiệt độ này được đo tại một trạm quan sát khí tượng trong một đợt nắng nóng kéo dài và đặc biệt ở Siberia. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực Siberia đã đạt mức cao hơn 10°C so với mức bình thường trong phần lớn mùa hè năm ngoái, gây ra những đám cháy kinh hoàng, làm mất đi lượng băng lớn trên biển trong năm 2020 và cũng là một trong ba năm ấm nhất được ghi nhận.
WMO ghi nhận kỷ lục nhiệt độ mới ở Bắc Cực
“Kỷ lục nhiệt độ mới nhất về Bắc Cực này là một trong rất nhiều quan sát được báo cáo cho Cơ quan Lưu trữ Thời tiết và Khí hậu Cực đoan của WMO, nó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thay đổi khí hậu của chúng ta. Theo Giáo sư Petteri Taalas, năm 2020 cũng ghi nhận một mức nhiệt độ cao khác là (18,3°C) tại lục địa Nam Cực. Theo giáo sư Taalas, “Các nhà nghiên cứu của WMO hiện đang tìm cách xác minh các chỉ số nhiệt độ 54,4°C được ghi nhận trong cả năm 2020 và 2021 ở nhiều nơi nóng nhất thế giới, đó là Thung lũng Chết ở California, và xác thực một kỷ lục nhiệt độ mới được báo cáo của châu Âu là 48,8°C ở đảo Sicily của Ý vào mùa hè này. Cơ quan Lưu trữ Thời tiết và Khí hậu Cực đoan của WMO chưa bao giờ có nhiều cuộc điều tra đồng thời liên tục như vậy”
Bắc Cực là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên thế giới và đang nóng hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Nhiệt độ khắc nghiệt và sự thay đổi khí hậu đang diễn ra đã thúc đẩy một nhóm chuyên gia của WMO bổ sung một danh mục khí hậu mới “nhiệt độ cao nhất được ghi nhận tại hoặc ở phía bắc là 66,5⁰, Vòng Bắc Cực” vào Cơ quan Lưu trữ Quốc tế về Thời tiết và Khí hậu Cực đoan. Cơ quan lưu trữ về thời tiết và khí hậu cực đoan bao gồm nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên thế giới, lượng mưa, mưa đá lớn nhất, thời gian khô hạn dài nhất, gió giật cực đại, tia chớp dài nhất và tử vong liên quan đến thời tiết.
Nghiên cứu về nhiệt độ Bắc Cực sẽ cung cho các nhà khoa học các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng của hệ thống khí hậu
Việc tạo ra danh mục mới có nghĩa là thế giới đã quan tâm nghiên cứu cả hai vùng Cực. Kể từ năm 2007, WMO đã liệt kê các cực nhiệt độ cho khu vực Nam Cực (các vùng cực ở hoặc phía nam, tương ứng với các khu vực đất và thềm băng có trong Hiệp ước Nam Cực. “Về cơ bản, những nghiên cứu này làm nổi bật nhiệt độ ngày càng tăng xảy ra đối với một khu vực khí hậu quan trọng trên thế giới. Thông qua việc tiếp tục theo dõi và đánh giá các nhiệt độ khắc nghiệt, chúng ta có thể hiểu rõ về những thay đổi xảy ra ở khu vực quan trọng của thế giới, vùng cực Bắc Cực, ”Giáo sư Randall Cerveny, Báo cáo viên về Khí hậu và Thời tiết Cực đoan của WMO cho biết.
Giáo sư Cerveny cho biết thêm: “Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các quan sát lâu dài để cung cấp cho chúng tôi các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng của hệ thống khí hậu.”
Biên dịch: Thanh Tâm