Ngành Khí tượng thuỷ văn hiện đại hóa mạng lưới trạm quan trắc

Đăng ngày: 20-03-2024 | Lượt xem: 1346
Trong những năm qua, ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) đã hiện đại hóa mạng lưới trạm quan trắc KTTV, trong đó có hệ thống các trạm quan trắc tự động được nâng lên đáng kể về số lượng và ưu tiên phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn tự động theo hướng hiện đại, đồng bộ.

Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông, sét ra mắt từ tháng 10/2023 đã phát huy hiệu quả ban đầu. Hệ thống hỗ trợ cảnh báo mưa lũ và dông sét gồm 3 hệ thống chính và cả 3 hệ thống này sẽ đưa ra các thông tin về bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa cho 6 giờ tiếp theo dựa trên dữ liệu radar thời tiết và dữ liệu đo mưa bề mặt

Hệ thống này còn được tích hợp thông tin cảnh báo về lũ quét và sạt lở đất do mưa gây ra. Mọi diễn biến về tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên tất cả các khu vực, lãnh thổ Việt Nam đều được theo dõi, giám sát liên tục thông qua các bản đồ phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ. Hiện tại, Hệ thống phân tích và dự báo định lượng mưa từ 1 đến 6 giờ hoạt động ổn định, thông tin dự báo chính xác, kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, thông tin thân thiện với công chúng.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường, ngành KTTV văn tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các Đài, Trạm KTTV quốc gia, các Trạm KTTV chuyên dùng về công tác quan trắc, cung cấp số liệu KTTV, kịp thời phục vụ tốt công tác cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn. Đồng thời, ngành tập trung xây dựng và hoàn thiện Đề án “Tăng cường dự báo, đánh giá tác động và các giải pháp phòng, chống thiên tai, nâng cao khả năng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ”; đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống máy chủ, các hệ thống thông tin chuyên ngành KTTV thông suốt trong mọi tình huống; thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu KTTV đầy đủ, chính xác

Ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ hóa việc thu nhận, xử lý, lưu trữ và truyền tin các loại số liệu đo đạc tự động (mưa, mực nước, các yếu tố khí tượng, thủy văn khác) với số liệu vệ tinh, rada thời tiết. Đặc biệt chú trọng vào việc ứng dụng ước lượng mưa lớn từ radar, vệ tinh phân giải cao, mạng lưới quan trắc mưa tự động để cảnh báo chi tiết, dự báo nguy cơ tác động của mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất đến từng khu vực nhỏ, huyện, xã, vùng trọng điểm có nguy cơ cao.

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: