Tăng cường hợp tác để phát triển ngành Khí tượng thủy văn

Đăng ngày: 19-02-2019 | Lượt xem: 923
Những năm qua, ngành Khí tượng thủy văn đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong đó, cơ sở vật chất, công nghệ quan trắc giám sát khí hậu biến đổi khí hậu từng bước được nâng cao, hiện đại hóa; chất lượng cảnh báo, dự báo từng bước được cải thiện, các bản tin cảnh báo dự báo kịp thời phục vụ người dân và công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; dự báo cũng đã từng bước hướng tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro nâng cao hiệu quả cho công tác phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; công tác truyền tin cũng có những chuyển biến đáng kể, các bản tin thiên tai được t

Đặc biệt, dự báo đã từng bước hướng tới dự báo dựa trên tác động, cảnh báo dựa trên rủi ro nâng cao hiệu quả cho công tác phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; công tác truyền tin cũng có những chuyển biến đáng kể, các bản tin thiên tai được truyền đi với nhiều hình thức sử dụng các công cụ từ truyền thống tới hiện đại, dễ dàng tiếp cận… Có được điều này một phần là nhờ sự trao đổi, hợp tác giữa Tổng cục và các đối tác phát triển không ngừng được tăng cường.

Năm 2019, Việt Nam xảy ra hàng loạt loại hình thiên tai từ bão đến dông lốc, sét, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở, nắng nóng… gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Đặc biệt, các hiện tượng rất hiếm gặp như bão và áp thấp nhiệt đới cùng xuất hiện cùng thời điểm, mưa rét, hạn hán kéo dài hay các thuật ngữ hiếm gặp lũ kép, đa thiên tai đang ngày càng trở nên quen thuộc. Các quy luật khí hậu đang ngày càng bị phá vỡ gây khó khăn cho công tác cảnh báo, dự báo của ngành Khí tượng thủy văn.

Việc nâng cao vai trò của ngành KTTV trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước cũng gặp nhiều thách thức, yêu cầu các sản phẩm khí tượng thủy văn cần phải đa dạng hơn, thu hút hơn đi đúng và đi trúng nhu cầu của xã hội. Các sản phẩm không chỉ sử dụng được mà còn phải sử dụng hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Theo PGS.TS Trần Hồng Thái, để đáp ứng được những yêu cầu về phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành Khí tượng thủy văn còn cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giai đoạn 10 – 20 năm tới. Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV cho biết, 5 năm trở lại đây, sự trao đổi, hợp tác giữa Tổng cục KTTV và các đối tác phát triển không ngừng được tăng cường, mang lại những hiệu quả tích cực, tốt đẹp.

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là một nhu cầu tất yếu để phát triển. Tổng cục KTTV hy vọng đây sẽ là diễn đàn trao đổi, chia sẻ thông tin, tối ưu hóa các nguồn lực và sự phối hợp giữa các hoạt động đã - đang và sẽ thực hiện, đảm bảo xây dựng năng lực phục vụ các hoạt động tác nghiệp trong ngành Khí tượng thủy văn.

Để giải quyết những thách thức và hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành KTTV, bản thân những cán bộ làm trong ngành cần phải chủ động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, dám nghĩ dám làm, đưa ra nhiều các giải pháp đột phá, thậm chí có thể là các giải pháp có sự khác biệt đáng kể với các giải pháp truyền thống. Đồng thời, phải tranh thủ và mở rộng được các đối tác phát triển, hỗ trợ về mặt công nghệ, giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính. Đồng thời, cần mở rộng các đối tượng sử dụng, không chỉ các đối tác truyền thống, các đơn vị nhà nước mà cần phải mở rộng cho các đối tác tư nhân, các tổ chức phi Chính phủ và các đối tác là các công ty nước ngoài. Ngành Khí tượng thủy văn cần phải có một kế hoạch tổng thể, xác định được lộ trình rõ ràng trong giai đoạn tới phát triển thế nào, cần những nguồn lực nào, ai có thể tham gia hỗ trợ được và cơ chế thế nào để từ đó các nhà đầu tư, các đối tác phát triển và cả những người sử dụng sản phẩm KTTV sẽ có cái nhìn rõ ràng từ đó có kế hoạch hỗ trợ, song hành phát triển cùng ngành.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: