Thời tiết ngày một biến đổi khắc nghiệt, cực đoan, dị thường - Bản tin KHCN&HTQT Quý I năm 2019

Đăng ngày: 04-04-2019 | Lượt xem: 2317
Hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường trong một số năm gần đây xảy ra ở hầu khắp các nơi trên thế giới mà gần đây nhất có thể kể đến là các năm 2017 và 2018.

Theo báo cáo thường niên về khí hậu toàn cầu của Tổ chức Khí tượng học thế giới (WMO) công bố ngày 21/3/2018, cho thấy các trận bão ở Đại Tây Dương và lũ lụt tại Ấn Độ đã khiến 2017 trở thành năm thiệt hại nặng nề nhất do các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điển hình như ở Bắc Mỹ phải hứng chịu bộ ba siêu bão: Harvey, Irma và Maria; 2 trận động đất ở Mexico..v.v. Ngược lại ở Nam Mỹ mưa lớn dữ dội gây lũ lụt và sạt lở đất trên diện rộng tại Peru và Colombia gây thiệt hại hàng tỷ USD. Còn tại Châu Âu là mùa đông lạnh bất thường trong tháng tư, ngoài ra tình trạng hạn hánở Nam và Đông Nam Châu Âu. Trong khi đó Châu Á cũng không ngoại lệ, đó là tại Ấn Độ, Bangladesh và Nepal bị các cơn mưa lớn tấn công…

Hình 1:Chiếc xe tải bị gió thổi nghiêng trong cơn bãoHarvey tấn công nước Mỹ. Ảnh: AP.

Báo cáo của WMO đã xác nhận năm 2017 là một trong ba năm nóng nhất trong lịch sử sau năm 2016, 2015 và là năm nóng nhất mà không có E1Nino. Tình trạng này đã kéo nhiệt độ tại Bắc Cực tăng bất thường trong năm 2018, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ hứng chịu mùa Đông lạnh giá tồi tệ nhất trong vòng 80 năm qua (với hơn 100 triệu người dân bị ảnh hưởng theo thế giới trẻ). Trái ngược với thời tiết giá rét, người dân ở các nơi trên thế giới phải đối mặt với nắng nóng kỷ lục như tại Tp.Sydney - Autralia đã xảy ra nắng nóng nhất trong vòng 79 nămvới nhiệt độ ngoài trời lên tới 47,3 độ C; tại Tp.Montreal - tỉnh Quebec - Cannada xuất hiện nắng nóng kỷ lục trong 147 năm qua với nhiệt độ trạm mốc 36,6 độ C…; trong khi hạn hán vẫn tiếp diễn tại một số nước châu Phi như Kenya, Somalia và thành phố Cape Town của Nam Phi.Còn tại Trung Quốc và Nhật Bản "quay cuồng" với siêu bão Maria (được cảnh báo là cấp độ 4 theo JTWC) và gây mưa lớn lịch sử đến mức Cơ quan theo dõi thời tiết Trung Quốc đã công bố "cảnh báo vàng”.

Thời tiết cực đoan gia tăng gây ra những thiệt hại lớn. Theo báo cáo viện dẫn thống kê của công ty bảo hiểm Munich Re cho biết thiệt hại do thiên tai và những sự cố do khí hậu trong năm 2017 sau khi điều chỉnh theo lạm phát lên tới 320 tỷ USD. Cùng quan điểm này, Hội đồng Tư vấn khoa học thuộc các Viện hàn lâm châu Âu cảnh báo thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các hiện tượng thời tiết cực đoan với số các đợt lũ lụt lớn tăng 4 lần trong khi các đợt nắng nóng, hạn hán và bão lớn tăng 2 lần kể từ năm 1980. Năm 2018, thiệt hại do thiên tai là160 tỷ USD.

Đối với Việt Nam: theo số liệu thống kê năm 2017 là năm có số cơn bão hoạt động trên Biển Đông ở mức kỷ lục với 16 cơn bão và 04 cơn áp thấp nhiệt đới. Cơn bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hoà là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và cơn bão số 16 ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ là cơn bão lần đầu tiên trong lịch sử ảnh hưởng đến Nam Bộ vào tháng 12. Thời kỳ đầu năm, nền nhiệt độ trên cả nước cao, nắng nóng diễn ra kỷ lục ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ; tuy nhiên những ngày giữa tháng 12/2017, rét đậm, rét hại đã xảy ra trên diện rộng và kéo dài ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Tháng 10 mưa lớn trên diện rộng và liên tục kéo dài đã gây ra lũ lụt ở nhiều tỉnh Miền Bắc; tháng 10 và tháng 11 lũ xấp xỉ lũ lịch sử liên tục xảy ra ở các tỉnh Trung Bộ.

Tiếp đến là năm 2018,thiên tai đã xảy ra liên tiếp trên các vùng miền của cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, nhiều đợt mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở đất…trong đó đáng chú ý nhất là đợt mưa cấp tập từ ngày 23 - 26/6/2018 ở miền núi phía Bắc với lượng mưa tới 500-600mm gây thiệt hại về người và tài sản.Đặc biệt là triều cường vượt mốc lịch sử tại các tỉnh Nam Bộ. Ngoài ra, nắng nóng xảy ra diện rộng khắp cả nước.

Về tình hình thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trong năm 2017 là 60.000 tỷ đồng, năm 2018 ước tính là 20.000 tỷ đồng (hội nghị tổng kết năm 2018 về công tác phòng chống thiên tai).

Đối khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêngtrong hai năm 2017, 2018 liên tiếp phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan và dị thường như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ lớn xảy ra trong cả mùa khô và mùa mưa, tình trạng nắng nóng, hạn hán thiếu nước... Điển hình trong năm 2017, tình trạng mưa lũ lớnxảy ra nhiều với 09 đợt mưa lớn và nhiều trận lũ trên báo động III;trên sông Cái Nha Trang tại trạm Đồng Trăng xuất hiện mực nước thấp nhất trong lịch sử vào tháng 8. Đặc biệt cơn bão số 12 (bão Damrey) đổ bộ vào Khánh Hoà là cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Trong năm 2018, mùa khô lượng mưa thiếu hụt 30 - 80%, cùng với đó là tình trạng nắng nóng kéo dài gây ra khô hạn tại một số tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Ninh Thuận. Năm 2018, là năm thứ hai liên tiếp có bão đổ bộ: như cơn bão số 8 (bão TORAJI) đã đổ bộ vào đất liền địa phận các tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận. Ngoài ra, khu vực xuất hiện nhiều điểm mưa ngày lớn dị thường như ở Bình Định có An Hòa đạt 473mm/ngày vào 09/12 và Bồng Sơn đạt 497mm/ngày (ngày 10/12); tại Hà Bằng (Phú Yên) là 254mm/ngày (26/11); tại Quán Thẻ (Ninh Thuận) là 332mm/ngày. Đặc biệt, tại Tp.Nha Trang (Khánh Hòa) ngày 18/11 lương mưa ngày khá kỷ lục lên tới 382mm/ngàygây sạt lở đất dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng. Ngoài ra, vào ngày 30/7, tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã xảy ra mưa đá với đường kính 1,0cm.

Biến đổi khí hậu đã tạo ra những đợt nắng nóng và nhiệt độ cao kỷ lục ở phạm vi địa phương cũng như ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các hiện tượng sóng nhiệt bắt đầu sớm hơn, kết thúc muộn hơn, xảy ra thường xuyên và gay gắt hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu.Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đơnkhác như siêu bão, mưa lớn, hạn hán…cũng ngày một gia tăng về cường độ và tần suất.

Bài và ảnh: Vũ Văn Dũng - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Vụ KHQT (Tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: