Bất cập về lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Đăng ngày: 18-09-2019 | Lượt xem: 1329
Bất cập về lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Về cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt

Quy định phân cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt chưa phù hợp. Lũ lụt ứng với cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1, 2 đã có thể gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 có thể gây thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi rộng, nhiều tỉnh. Ví dụ đợt mưa lũ từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 07 tháng 11 khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to, gây ra một đợt lũ trên diện rộng ở các sông Trung Bộ và Tây Nguyên, thiệt hại lớn về người, tổng thiệt hại kinh tế ước tỉnh là 2.534 tỷ đồng. Tuy nhiên, cấp độ rủi ro thiên tai theo quy định chỉ là cấp 1, 2.

Hạ lưu sông Cửu Long ảnh hưởng mạnh của thủy triều, các trạm hạ lưu sông Sài Gòn Đồng Nai và mực nước tại một số trạm thủy văn vẫn có thể đạt mức báo động 2 đến báo động 3 và trên báo động 3 khi không có lũ. Trong khi đó, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 quy định mực nước lũ từ báo động 3 đến trên báo động 3 (báo động 3+0,5m) là chưa phù hợp.

Về cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét: việc phân cấp cấp độ rủi ro do lũ quát chưa phù hợp với thực thế

Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét được xác định dựa trên lượng mưa và diện mưa, tuy nhiên theo Quyết định, quy định phạm vi một tỉnh hay nhiều tỉnh là quá rộng gây khó khăn trong công tác chỉ đạo phòng chống, vì thực tế lũ quét chỉ xảy ra trong một xã hoặc một vùng.

Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét được xác định khi lượng mưa lớn hơn 100mm/24h và phạm vi ảnh hưởng theo tỉnh. Trong thực tế, có những đợt lũ quét xảy ra khi lượng mưa chưa đạt tới ngưỡng 100mm/24h do mưa thời kỳ trước đó 1- 2 ngày khá lớn. Do đó, cần điều chỉnh, bổ sung cách xác định cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét theo các yếu tố tổng lượng mưa thời gian (1-2 ngày), tổng lượng mưa trong 6-12 giờ, cường độ mưa trong 01 giờ tùy thuộc vào các khu vực khác nhau.

Về cấp độ rủi ro thiên tai sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Cường độ mưa xác định gây sạt lở đất được tính trong 24 giờ là chưa hợp lý, cần có sự phân cấp cường độ mưa theo giờ, tổng lượng mưa 24 giờ. Bởi nhiều trường hợp thực tế, với lượng mưa chưa đến 300mm trong 24 giờ đã gây sạt lở, sụt lún với hậu quả nghiêm trọng, do mưa đã xảy ra trước đó 02 ngày làm cho đất ở khu vực đó đã bão hòa nước. Vì vậy, với các yếu tố như điều kiện trong Quyết định đưa ra thì không cần đến mưa 200mm đã có thể xảy ra tình trạng sạt lở đất.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: