Hiện trạng về bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Đăng ngày: 13-09-2019 | Lượt xem: 1012
Hiện trạng về bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng 03 Quyết định mới gồm: Quyết thay thế Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai (Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), Quyết định thay thế Quyết định số 632/QĐ-TTg quy định về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước (đang trình Thủ tướng Phê duyệt) và Quyết định thay thế Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg quy định về cấp độ rủi ro thiên tai (đang định hướng nội dung triển khai). Đối với Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã bắt đầu bước nghiên cứu, đánh giá về kết quả thực hiện Quyết định trong 05 năm qua, kết quả cho thấy bộc lộ một số bất cập .

Việc áp dụng trực tiếp các cấp độ rủi ro thiên tai được qui định trong Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg có thể tạo ra các cảnh báo thiên cao hoặc thiên thấp (theo nghĩa cấp độ rủi ro) khi chi tiết hóa cho địa phương. Mạng trạmkhí tượng thủy văn ở các tỉnh còn khá thưa, có thể khi tính toán mưa, nguồn nước tại thời điểm hiện tại cho các vị trí có trạm đo đã đạt đến ngưỡng cảnh báo theo cấp độ nguy hiểm nhưng trên vùng thượng nguồn nhu cầu sử dụng nước ít hơn, tuy không có trạm đo nhưng hệ thống hồ chứa hoạt động tốt, có khả năng cấp nước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước trong vùng, như vậy khó có cơ sở để có thể kết luận là tỉnh đó đã ở mức nguy hiểm về thiên tai hay chưa. Đối với các vùng không có trạm đo lưu lượng, hồ chứa thì việc xác định ngưỡng cảnh báo như thế nào?.

Thiếu cơ sở khoa học để hỗ trợ ra quyết định về cấp độ rủi ro như thông tin tần suất xảy ra thiên tai (không gian và thời gian), bản chất thiên tai (nguồn gốc, tính chất, xu hướng, mức độ nguy hiểm, …), mức độ rủi ro do thiên tai (mức độ phơi bày của các yếu tố bị ảnh hưởng, khả năng chống chọi, mức độ dễ bị tổng thương, …), khả năng phòng chống thiên tai, … Nhu cầu sử dụng nước trên các vùng khác nhau là khác nhau, với những vùng thượng lưu các con sông, lượng dòng chảy tính ra có thể thiếu hụt cao so với TBNN nhưng nhu cầu sử dụng nước thấp thì mức độ thiệt hại rủi do cho vùng đó sẽ thấp hơn so với vùng hạ lưu, nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu sử dụng nước cao. Việc thiếu các thông tin nói trên dẫn đến việc đưa ra quyết định cấp độ rủi ro thường mang tính chủ quan. Các nhận định này cho thấy rõ ràng cần thiết phải sử dụng thêm các thông tin kinh tế-xã hội trong việc xác định cấp độ rủi ro thiên tai bên cạnh thông tin dự báo về thiên tai. Cụ thể đối với các cấp rủi ro đối với các loại hình thiên tai.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: