Tăng cường theo dõi, dự báo tình hình khí tượng thủy văn nguy hiểm ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị

Đăng ngày: 04-07-2019 | Lượt xem: 974
Hiện nay, nắng nóng gay gắt đang xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ; tình trạng khô hạn và thiếu nước đang tiếp tục diễn ra ở các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận. Nhận định nắng nóng gay gắt còn duy trì đến hết ngày mai ở các tỉnh Bắc Bộ và đến hết tháng 6 ở các tỉnh Trung Bộ. Trong tuần đầu của tháng 7, tình trạng khô hạn và thiếu nước ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giảm dần.

Từ chiều tối và đêm mai đến đầu tháng 7, khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông, vùng núi có mưa to kèm dông mạnh, trong mưa dông có khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 02-04/7 ở Bắc Bộ và các  tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị khả năng cao xuất hiện mưa to đến rất to   diện rộng, trên thượng lưu các sông suối sẽ xuất hiện một đợt lũ, nguy cơ cao xuất hiện lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Đặc biệt, trong những ngày đầu tháng 7, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có khả năng hình thành một vùng áp thấp sau đó  có thể mạnh  lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trên nền nhiệt độ cao những ngày qua cũng như nhiệt độ nước biển đang cao hiện nay, vùng áp thấp/ATNĐ có khả năng mạnh thêm và có những diễn biến rất phức tạp gây nguy cơ cao về dông, sét, mưa lớn có thể xảy ra ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Để chủ động đối phó diễn biến ATNĐ, mưa lớn, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông, tố, lốc, sét… trong những ngày tới, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) yêu cầu:

  1. Hệ thống dự báo, cảnh báo KTTV quốc gia: Thực hiện nghiêm túc Quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng  KTTV nguy hiểm được ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BTNMT ngày 21/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo kịp thời  mọi diễn biến của ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở  đất đá, dông, tố, lốc, sét…; cập nhật, cung cấp đầy đủ, kịp thời  bản  tin  phục vụ tốt công tác chỉ đạo phòng tránh, khắc phục hậu quả của ATNĐ, mưa lớn,  lũ, lũ quét, sạt lở đất đá dông, tố, lốc, sét… cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết chủ động phòng, tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại của thiên tai.
  2. Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia chủ trì công tác dự báo ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông, tố, lốc, sét… thông báo đầy đủ, kịp thời cho các Đài KTTV khu vực và các Đài KTTV tỉnh để cảnh báo thiên tai  và cấp độ rủi ro thiên tai cho địa phương phục vụ công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, giảm thiểu thiệt hại cho các địa phương.
  3. Trung tâm Quan trắc KTTV: Theo dõi, giám sát và bảo đảm hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng thủy văn hoạt động bình thường. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV và các Đài  KTTV  khu vực bảo đảm hoạt động, truyền số liệu từ các trạm quan trắc KTTV, đo mưa tự động phục vụ tốt công tác dự báo, cảnh báo KTTV.
  4. Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV: Duy trì và bảo đảm đường truyền, thông tin liên lạc phục vụ công tác dự báo, cảnh báo  KTTV. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, dữ liệu KTTV phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai.
  5. Đài Khí tượng cao không: Chủ trì, phối hợp với các Đài KTTV khu vực có liên quan bảo đảm quan trắc khí tượng cao không và Rađa thời tiết; phối hợp với Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV bảo đảm thu nhận và chuyển giao đầy đủ, kịp thời số liệu vệ tinh khí tượng đến Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia và các Đài KTTV khu vực đáp ứng các yêu  cầu  dự báo, cảnh báo KTTV, phối hợp với trung tâm Dự báo  KTTV quốc gia trong dự  báo mưa lớn.
  6. Các Đài KTTV khu vực:
  • Chỉ đạo các trạm KTTV trực thuộc triển khai phương án quan  trắc;  bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác số liệu và truyền tin kịp thời  trong mọi  tình huống phục vụ tốt công tác dự báo ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông, tố, lốc, sét…; kiểm tra, đảm bảo trang thiết bị bảo hộ  lao  động nhằm bảo đảm an toàn cho quan trắc viên khi thực hiện nhiệm vụ.
  • Chỉ đạo Phòng Dự báo và các Đài KTTV tỉnh trực thuộc theo dõi, dự báo sát mọi diễn biến của  ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông,   tố, lốc, sét…; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên thông tin về diễn  biến  ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông, tố, lốc, sét… đến Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn và  Lãnh đạo các tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn. Đồng thời, gửi bản tin về Tổng cục KTTV theo quy định để phục vụ công tác đánh giá chất lượng dự báo.
  1. Văn phòng Tổng cục KTTV triển khai phương án tuyên truyền để phục vụ công tác ứng phó và khắc phục hậu quả ATNĐ, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, dông, tố, lốc, sét…; theo dõi chặt chẽ, cập nhật đầy đủ các thông tin về tình hình thiên tai và công tác phòng chống trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo kịp thời Lãnh đạo Tổng cục và chia sẻ cho các đơn vị trực thuộc./
  2. Tin VPTC
  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: