Vẫn có bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Đăng ngày: 17-09-2019 | Lượt xem: 1261
Vẫn có bất cập của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp độ rủi ro thiên tai

Về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán: hiện quy định về cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1, 2 chưa phù hợp do thời gian quy định diễn ra của mỗi đợt quá dài, cần giảm độ thiếu hụt lượng mưa, nguồn nước và thời gian kéo dài của mỗi đợt hạn hán cho phù hợp với thực tế để đảm bảo hiệu quả trong công tác chỉ đạo phòng chống. Ví dụ: Cuối năm 2014, do ảnh hưởng của El Nino mạnh, kéo dài trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề. Đỉnh điểm cuối năm 2015 đến giữa năm 2016, hạn hán tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên (chiếm tới 70% diện tích canh tác) và Nam Trung Bộ. Các tỉnh bị hạn hán nghiêm trọng là Đắk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm. Tuy nhiên, theo quy định cấp độ rủi ro thiên tai chỉ là cấp độ 1, 2 gây khó khăn cho việc chỉ đạo, chỉ huy ứng phó.

Việc tính toán cấp độ rủi ro do hạn hán gây ra chủ yếu dựa vào định lượng sự thiếu hụt mưa và nguồn nước: Trong mùa cạn, lượng mưa trên lưu vực của 1 số trạm trong 1 số tháng rất thấp, đôi khi chỉ là 5mm, dẫn đến khi có mưa với 1 lượng rất nhỏ đã vượt ngưỡng 50% nhưng trên thực tế hạn hán vẫn đang xảy ra khốc liệt hoặc có thể khi vào mùa vụ, cáchồ chứa xả nước trong 1 thời gian ngắn hỗ trợ làmcho lượng dòng chảy tăng lên đột ngột, mức độ thiếu hụt giảm xuống dưới ngưỡng 20% nhưng sau đó lại tiếp tục gia tăng thiếu hụt, như vậy sẽ chưa đủ tiêu chuẩn để xác định cấp độ hạn hán cho khu vực.

Với quy định lượng mưa thiếu hụt trên 50% tùy theo thời gian để xác định cấp độ rủi ro, ví dụ với lượng mưa thiếu hụt kéo dài trên 6 tháng, nhưng nếu tháng cuối thiếu hụt dưới 50% trong khi trên thực tế nguồn nước vẫn thiếu hụt thì xác định cấp độ rủi ro như thế nào?

Về cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối: việc phân loại cấp độ rủi ro thiên tai ở ngưỡng từ 00 C - 40 C đối với khu vực đồng bằng là không phù hợp thực tế, bởi theo số liệu quan trắc cho thấy tại khu vực đồng bằng hiếm khi xuất hiện nhiệt độ trung bình ngày ở ngưỡng từ 00 C - 40 C.

Ngoài ra, do trong thực tế, khi nhiệt độ xuống từ 00 C đến 40 C chỉ kéo dài 1 ngày thì đã gây ảnh hưởng nhiều đến cây trồng, vật nuôi nên cần rút ngắn về số ngày rét và phạm vi xảy ra thiên tai.

Về cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù:hiện nay, do số lượng các trạm quan trắc đo đạc yếu tố sương mù rất ít nên không đủ cơ sở, dữ liệu để xác định hiện tượng xảy ra trên phạm vi rộng. Mặt khác, loại hình thiên tai này thường xảy ra ngắn, trong phạm vi hẹp hoặc trên đường bộ, đường sông, đường biển.  do đó, nên xem xét lại quy định phân cấp loại hình thiên tai này trong Quyết định.

Tin VPTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: