Bán đảo Nam cực đang thiết lập các kỉ lục nhiệt độ mới nhưng chúng sẽ không kéo dài

Đăng ngày: 27-02-2020 | Lượt xem: 5723
Các chuyên gia dự báo nhiều hiện tượng ấm lên tại khu vực này sẽ xẩy ra trong tương lai, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tương lai của vùng đất đóng băng lớn nhất thế giới.

Năm trăm dặm về phía Cape Horn cực nam của Nam Mỹ, một dải đất hẹp và một ít đảo hình mũi của bán đảo Nam Cực, đây là lãnh địa nổi tiếng của băng giá vĩnh cửu. Tuy nhiên gần đây, mặc dù đang trong thời tiết mùa hè nhưng vùng cực bắc lục địa phía nam  này lại xuất hiện nhiệt độ cao bất thường. Mặc dù khu vực này đang dần hồi phục sau đợt nắng nóng gay gắt trên vùng đất gái lạnh lớn nhất thế giới nhưng nó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tương lai của mình. Các trạm thời tiết gần mũi phía bắc của bán đảo và trên các hòn đảo lân cận gần đây đã ghi nhận nhiệt độ vào khoảng giữa 60oF và có lúc thậm chí là gần 700F. Một khi được kiểm định chính xác, đây sẽ là những kỷ lục nhiệt độ cao mới cho lục địa.

Nguyên nhân của các đợt nắng nóng ở Nam Cực gần đây có thể được bắt nguồn hàng trăm dặm về phía bắc. Vào đầu tháng hai, một luồng không khí áp suất cao di cư qua mũi phía nam của Nam Mỹ, mang theo luồng không khí ấm áp. Theo Xavier Fettweis, một nhà khí hậu học vùng cực tại Đại học Liège ở Bỉ, hiện tượng này xảy ra nhiều lần trong một mùa hè. Thông thường, các hiện tượng này không xuất hiện tại Bán đảo Nam Cực, nơi được westerlies Nam bán cầu (loại gió thổi một chiều từ Tây sang Đông ở vĩ độ trung giữa 30 và 60 độ vĩ độ) bảo vệ khỏi các luồng khí nóng bao quanh lục địa.

Bên cạnh đó, nhiệt độ bề mặt đại dương bao quanh mũi phía bắc của Bán đảo Nam Cực đã tăng thêm từ 3-5oF so với bình thường vào đầu tháng. Theo Harry Hendon, một nhà khoa học của Cục Khí tượng học Úc, sự ấm lên của đại dương có thể là tác động của một sự kiện nóng lên trong khí quyển hiếm gặp xảy ra vào mùa xuân, hiện tượng này xảy ra cũng làm dịch chuyển các hạt mưa về phía bắc. Tất cả hiện tượng ấm lên của đại dương và cả bầu khí quyển đã tạo tiền đề cho một đợt nắng nóng kỷ lục. Kết quả là, vào cuối tuần đầu tiên vào tháng Hai, hiện tượng nóng lên ở vùng Nam cực đã được ghi nhận.

Băng tan nhanh ở Nam Cực đang khiến các nhà khoa học vô cùng lo ngại về tương lai của khí hậu

Tuy nhiên, một hạn chế trong việc nghiên cứu các cơn sóng nhiệt là do sự thiếu thốn của các dữ liệu về nhiệt độ ở Nam Cực. Từ rất lâu trước đây, có khoảng 180 trạm thời tiết sớm nhất được lắp đặt vào giữa thế kỷ 20. Tuy nhiên, để nghiên cứu được sự nóng lên của toàn cầu thì sẽ phải cần dữ liệu từ khoảng thời gian xa hơn nữa.

Tuy nhiên, với dữ liệu ảnh chụp về các tảng băng lớn hàng thiên niên kỷ vừa qua, các nhà khoa học ki vọng có thể lý giải được hiện tượng này. Hình ảnh về một mũi khoan trên tảng băng của đảo James Ross vào năm 2008 cho thấy chưa có sự bất thường nào về thời tiết ở Nam cực. Tuy nhiên, mức độ tan chảy băng trong mùa hè gần đây là chưa từng có trong một nghìn năm qua. Một nghiên cứu năm 2013 cho rằng cho dù nhiệt độ chỉ cần tăng rất ít trong tương lai cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới nhiệt độ và làm tốc độ tan băng ngày một nhanh hơn vào mùa hè.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.nationalgeographic.com/science/2020/02/antarctic-peninsula-setting-heat-records-wont-stand-long/

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: