Cần cơ chế hỗ trợ để sử dụng rộng khắp kết quả NCKH ứng phó BĐKH

Đăng ngày: 06-01-2018 | Lượt xem: 913
(TN&MT) - Sáng 3/1/2017, Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học và công nghệ ứng phó với BĐK , quản lý Tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 – 2020 đã có buổi họp tổng kết hoạt động năm 2017 v

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó GS.TS  Phạm Hồng Thái, Chánh Văn phòng Chương trình BĐKH/16-20, mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn này là: Ứng dụng có hiệu quả công cụ, mô hình tiên tiến trong giám sát BĐKH và giảm nhẹ phát thải nhà kính phù hợp với Việt Nam; Đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của triều cường, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập so tác động của BĐKH và nước biển dâng gây ra tại các vùng trong điểm; Đồng thời cung cấp luận chứng khoa học cho việc đánh giá tiềm năng, giá trị của một số tài nguyên quan trọng trên đất liền và biển, hải đảo, đề xuất các định hướng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; Làm rõ quan hệ và lượng giá BĐKH – Tài nguyên và môi trường – hệ sinh thái, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, quản lý tổng hợp tại một số vùng trọng điểm.


Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của Chương trình, năm 2016, Bộ TNMT đã phê duyệt triển khai thực hiện 30 đề tài cấp quốc gia với tổng kinh phí là 228.929 triệu đồng trong đó 17 đề tài triển khai năm 2016 với tổng kinh phí là 130.946 triệu đồng và năm 2017 thực hiện 13 đề tài với tổng kinh phí 97.965 triệu đồng.

Nội dung các đề tài chia làm 3 nhóm nội dung chính, đó là: Nhóm nội dung thứ nhất nghiên cứu về  nhận dạng các tác động biến đổi khí hậu; xây dựng phát triển hệ thống giám sát BĐKH và nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ động thích ứng; nghiên cứu đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hinh tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải.

 Nội dung thứ 2 bao gồm các nhóm đề tài nghiên cứu về xây dựng mô hình và ứng dụng công  nghệ hiện đại trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, biến động tài nguyên; nghiên cứu đề xuất các vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước; ứng dụng công nghệ đánh giá, dự báo vận hành điều tiết nước; giám sát tài nguyên nước; chuyển giao công nghệ ứng dụng vẽ bản đồ địa chất, điều tra cơ bản tài nguyên địa chất; nghiên cứu cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và khu vực.

Nội dung thứ 3: Tập trung nghiên cứu tác động BĐKH, tài nguyên môi trường  theo đặc trưng vùng; xác lập quan hệ  và lượng giá biến đổi khí hậu – tài nguyên – môi trường; phân vùng chức năng dựa trên đặctính hệ sinh thái, tiềm năng tài nguyên và khả năng thích ứng BĐKH; xây dựng mô hình trình diễn lồng ghép ứng phó BĐKH, quản lý TNMT trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển KT_XH; Nghiên cứu chuyển giao áp dụng công nghệ mới, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.

Toàn cảnh buổi họp Hội đồng KHCN

Qua kiểm tra cho thấy, tính đến tháng 12 năm 2017, 30 đề tài đều đang trong quá trình thực hiện, nhìn chung các đề tài thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung và thời gia nđược phê duyệt, có hàm lượng khoa học.

Thông qua quá trình kiểm tra tiến độ đề tài, Văn phòng Chương trình cà Vụ KHCN đã chỉ ra những nội dung còn thiếu, những điểm chưa làm được của từng đề tài, các khó khăn của đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài trong quá trình thanh quyết toán và đấu thầu để các đề tài bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với thuyết minh.

Sang năm 2018, Ban chủ nhiệm Chương trình, Văn phòng Chương trình phối hợp Vụ KHCN trình lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng tư vấn xác định mục tiêu nhiệm vụ dự án năm 2018 với 10 đề tài nhiệm vụ; Tiếp tục thẩm định các nội dung đã được phê duyệt và các nội dung trúng tuyển; Tổ chức Hội nghị sơ kết của Chương trình; Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển giao các kết quả nghiên cứu  Chương trình giai đoạn 11- 15 cũng như 16-20 vào thực tiễn; Tăng cường truyền thông, tuyên truyền kết quả các đề tài, nhiệm vụ.

Phát biểu tại  cuộc họp Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đánh giá cao công tác quản lý tài chính, quản lý tiến độ đề tài của Văn phòng Chương trình. Thứ trưởng cũng lưu ý, khi kiểm tra tiến độ cần đánh giá rõ những nội dung làm được, làm rồi còn hạn chế hoặc những mặt chưa được, làm rõ trong báo cáo. Đồng thời, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng cho rằng, cần thiết phải xây dựng Cơ chế hỗ trợ để các đề tài đã có kết quả giai đoạn trước được ứng dụng vào thực tiễn; Cần tăng cường cung cấp thông tin về các sản phẩm khoa học thông qua các cơ quan báo chí, qua các hội thảo chuyên đề nhằm phổ biến kiến thức KHCN ứng phó BĐKH rộng khắp. Thứ trưởng cũng nhất trí với kế hoạch tổ chức sơ kết  hoạt động  vào tháng 8/2018 để đánh giá những kết quả đạt được của Chương trình giai đoạn 2016 – 2020; đồng thời tổ chức các Hội đồng khoa học với việc mời các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành thẩm định các đề tài, nhiệm vụ.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: