Hơn 19 triệu trẻ em Bangladesh có nguy cơ bị khủng hoảng khí hậu

Đăng ngày: 07-04-2019 | Lượt xem: 1112
(TN&MT) - “Hơn 19 triệu trẻ em ở Bangladesh có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tàn phá, lốc xoáy và các thảm họa môi trường khác liên quan đến biến đổi khí hậu”, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo mới đây.
Một bé gái lội qua nước trên đường đến trường ở quận Kurigram, phía Bắc Bangladesh trong trận lụt hồi tháng 8/2016

Một bé gái lội qua nước trên đường đến trường ở quận Kurigram, phía Bắc Bangladesh trong trận lụt hồi tháng 8/2016

Theo nghiên cứu có tên “Gathering Storm: Biến đổi khí hậu làm mờ đi tương lai của trẻ em ở Bangladesh”, địa hình phẳng, dân số dày đặc và cơ sở hạ tầng yếu kém của Bangladesh khiến đất nước này dễ bị tổn thương trước các thế lực mạnh mẽ và khó lường mà biến đổi khí hậu đang tạo ra.

Nghiên cứu cho biết mối đe dọa từ lũ lụt và vùng đất thấp dễ bị hạn hán ở đất nước phía Bắc, đến bờ biển bị bão tàn phá dọc Vịnh Bengal.

Ngày nay, khoảng 12 triệu trong số 19,4 triệu trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu sống trong và xung quanh các hệ thống sông lớn chảy qua Bangladesh và thường xuyên tràn bờ.

“Sự nguy hiểm do lũ lụt là rất lớn và nó gần như xảy ra hàng năm. Trận lũ lụt lớn nhất cuối cùng xảy ra ở Bangladesh vào năm 2017 khi 8 triệu người bị ảnh hưởng bởi một loạt các trận lũ lụt đã diễn ra” - ông Ingram nói.

Lũ lụt lớn trên sông Brahmaputra được ông Ingram mô tả đã làm ngập ít nhất 480 phòng khám y tế cộng đồng và làm hư hỏng khoảng 50.000 giến trong khi những giếng này rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu về nước an toàn.

“Điều này là tác nhân khiến các gia đình phải di dời, bên cạnh sự phá hủy mà lũ lụt gây ra đối với các cơ sở y tế và các dịch vụ cơ bản như nước và vệ sinh” – ông Ingram nhấn mạnh.

Một gia đình bị mất nhà do bão Aila đang chờ đợi sự giúp đỡ ở Koira, quận Khulna, Bangladesh
Một gia đình bị mất nhà do bão Aila đang chờ đợi sự giúp đỡ ở Koira, quận Khulna, Bangladesh

Ngoài các cộng đồng sống gần sông gặp nguy hiểm, 4,5 triệu trẻ em sống ở vùng ven biển cũng thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn.

“Trong số đó có gần một phần hai triệu trẻ em tị nạn Rohingya bắt đầu chạy trốn khỏi nước láng giềng Myanmar vào tháng 8/2017, và hiện đang sống trong các nhà tạm trú bằng tre và nhựa”, UNICEF cho biết và nhấn mạnh có hơn 3 triệu trẻ em sống ở nội địa, nơi cộng đồng nông nghiệp phải chịu đựng thời kỳ hạn hán gia tăng.

Báo cáo của UNICEFnhấn mạnh mối liên hệ giữa độ mặn cao trong nước uống và tăng nguy cơ mắc các tình trạng y tế nghiêm trọng bao gồm tiền sản giật và tăng huyết áp, thường xảy ra ở những bà mẹ sắp sinh sống ở bờ biển. Theo báo cáo này, mực nước biển dâng cao và sự xâm nhập của nước mặn không được kiểm soát cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai.

Một trong những hậu quả của cuộc đấu tranh lâu dài của đất nước là sự gia tăng số lượng các gia đình rời bỏ nông thôn và đến các thành phố lớn như Dhaka và Chittagong, nơi quyền trẻ em thường bị vi phạm.

“Có khoảng 6 triệu người tị nạn khí hậu ở các thành phố Bangladesh và con số đó đang tăng nhanh”, ông Ingram thông tin.

Ông mô tả về “môi trường xung quanh tàn bạo”, nơi trẻ em buộc phải tự bảo vệ mình, trong khi nhiều trẻ em bị đẩy vào những hình thức lao động trẻ em rất nguy hiểm. “Nhiều trẻ em gái tảo hôn vì gia đình họ không còn có thể chăm sóc họ nữa. Trong khi đó có những trẻ em gái khác cũng bị buôn bán tình dục, tệ nạn phát triển và mở rộng ở các thành phố” - ông nói.

Mohamed phụ giúp kinh tế cho gia đình bằng cách thu gom chai nhựa để tái chế ở Bangladesh

Mohamed phụ giúp kinh tế cho gia đình bằng cách thu gom chai nhựa để tái chế ở Bangladesh

Nêu rõ khả năng phục hồi của các cộng đồng nghèo nhất Bangladesh, những người có nguy cơ cao nhất từ ​​mối đe dọa khí hậu, một quan chức của UNICEF nhấn mạnh hơn 1.500 nhà hoạt động thanh thiếu niên ở miền Nam nước này đang ngày càng tham gia vào việc nâng cao nhận thức về khủng hoảng khí hậu.

Làm việc tại các vùng ven biển và dễ bị tổn thương bởi khí hậu trên cả nước, các thành viên của YouthNet đã chuyển tải thông điệp về phòng chống thiên tai, nước và vệ sinh, vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, bạo lực trên cơ sở giới và hôn nhân trẻ em.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: