Họp báo Hội nghị Đối thoại đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 10-10-2018 | Lượt xem: 1013
(TN&MT)- Ngay sau phiên khai mạc Hội nghị Đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu, trưa ngày 10/10, Bộ TN&MT đã tổ chức họp báo chia sẻ những thông tin mà Hội nghị mang đến với sự tham gia...

Tham dự còn có TS. Hoesung Lee, Chủ tịch Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC); bà Caitlin Wiesen, quyền Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
 

c

Các đại biểu trả lời câu hỏi của báo chí 

Tại buổi họp, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã thông tin tới các cơ quan thông tấn báo chí một số nội dung tại Hội nghị Đối thoại đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu và một số giải pháp của Việt Nam trong việc thực hiện thỏa thuận Paris (Khuôn khổ pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất các các Bên trong ứng phó với BĐKH thông qua thực hiện các cam kết nêu trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định). 

Theo ông Tăng Thế Cường, sau khi tham gia thỏa thuận, Chính phủ Việt Nam đã chủ động rà soát các hạng mục có liên quan tới thỏa thuận, tới tháng 4/2016 đã tiến hành ký thỏa thuận. Ngay sau đó, ngày 28/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện thỏa thuận với 68 nhiệm vụ làm cơ sở cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện. Đặc biệt, là Chính phủ đã cam kết cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030 và có thể cắt giảm tới 25% nếu được sự hỗ trợ của quốc tế.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí đã đặt nhiều câu hỏi về các nội dung của Hội nghị tới Cục Biến đổi khí hậu, các tổ chức UNDP, IPCC và được giải đáp về một số vấn đề như: Những hành động cụ thể của Việt nam trong việc thực hiện thỏa thuận Paris ở; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trước hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra gần đây; giải pháp của việc giảm ảnh hưởng trong lĩnh vực năng lượng tới biến đổi khí hậu…
Trả lời câu hỏi của phóng viên, biên tập viên về các loại hình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó tới tình hình thời tiết những năm gần đây, Giáo sư Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về Biến đổi khí hậu cho biết, có 2 loại hình thái của Biến đổi khí hậu. Thứ nhất là tăng từ từ, ví dụ như nhiệt độ mỗi năm, hoặc tới năm nào đó tăng bao nhiêu; thứ hai là trực tiếp qua các hiện tượng thiên tai như: nắng nóng; nước biển dâng và bão…

Về kinh nghiệm trong việc phòng chống thiên tai, theo Giáo sư Trần Thục mặc dù Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển lớn, đối diện với mưa bão, thiên tai từ lâu đời và có nhiều kinh nghiệm. Song, những năm gần đây, trước những diễn biến khó lường của khí hậu, không theo quy luật cũ… Chính phủ, các Bộ ngành liên quan cần có nghiên cứu và đầu tư, đồng thời có những cảnh báo để người dân biết và phòng ngừa.

Trả lời về câu hỏi về giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng, nhất là nhiệt điện than, GS. Thục cho rằng, Chính phủ đã có kế hoạch triển khai thực hiện năng lượng tái tạo, nhưng hiện nay còn gặp không ít khó khăn vì Việt Nam là nước đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng lớn. Còn về năng lượng tái tạo có cái hay của nó những cũng có hạn chế, chẳng hạn như: điện gió phải có gió; điện mặt trời chỉ khi có nắng… không ổn định. Việc xử lý chất thải, môi trường từ các ngành năng lượng này cũng là vấn đề không đơn giản.

Thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là đã có quy định về giá mua điện gió, điện mặt trời để khuyến khích các nhà đầu tư. Tuy nhiên vấn đề này cũng không thể lâu dài được vì Chính phủ phải lấy ngân sách từ nguồn khác thực hiện. Do đó, cần phải hài hòa cả nhiệt điện và năng lượng tái tạo trên cơ sở sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: