Siêu trạm quan sát ở Falkenberg(Đức) có thể giúp các nhà khoa học hiểu được sai số trong dự báo nhiệt độ trên bề mặt trái đất.

Đăng ngày: 19-02-2020 | Lượt xem: 1948
Trung tâm dich vụ dự báo khí tượng của Đức (German National Meteorological Service - DWD) là nơi đặt các trạm quan sát có thể được coi là “khổng lồ” của Falkenberg, Đức.

Nhiệm vụ của các trạm quan sát khổng lồ này là cung cấp dữ liệu quan trắc toàn cảnh của khu vực, chẳng hạn như thông tin về nhiệt độ, áp suất, gió và độ ẩm, không chỉ ở tầng cao và thấp của bầu khí quyển. Tại các điểm được quan trắc, dữ liệu thu được sẽ giúp các nhà khoa học phân tích chuyên sâu về các quy trình vận hành trong khí quyển ở tầng thấp, ở lớp đất và tương tác giữa chúng.

Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) đã xác nhận rằng các kết quả dự báo bề mặt của cơ quan này (ví dụ như dự báo nhiệt độ ở phạm vi 2m) rất khác so với các quan sát từ các trạm synop (SYNOP). Trên thế giới hiện nay có khoảng 10.000 trạm SYNOP vẫn thường xuyên đo đạc các dữ liệu gần bề mặt như áp suất, nhiệt độ ở độ cao 2 m và tốc độ gió trong khoảng cách 10m. Kiểm định thường xuyên cho thấy những sai số có hệ thống trong các thông số bề mặt phải cần thêm dữ liệu về khí quyển và đất để hiệu chỉnh. Do đó việc thu thập dữ liệu tại các trạm quan sát khổng lồ sẽ cung cấp các thông tin có giá trị này để đánh giá chất lượng dự báo thời tiết gần bề mặt cũng như xác định nguồn gốc của các lỗi hệ thống trong việc dự báo.

Các trạm quan sát siêu khổng lồ tại Trung tâm dịch vụ dự báo khí tượng của Đức

Mặc dù các dự báo tầm trung của ECMWF, về các thông số thời tiết gần bề mặt, như nhiệt độ ở phạm vi 2 m, độ ẩm và tốc độ gió ở phạm vi 10 m, đã trở nên chính xác hơn trong những năm qua nhờ sự cải thiện kỹ năng dự báo trên không. Tuy nhiên, các kết quả này vẫn bị ảnh hưởng bởi các lỗi có tính hệ thống mà các nhà khoa học xác định là rất khó để loại bỏ.

Đến thăm quan các trạm quan sát siêu khổng lồ, thảo luận về các kết quả cũng như tìm hiểu về cách thức hiệu chỉnh các con số là một điều vô cùng thú vị. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc xác định các sai số quan sát ước tính cũng như việc lựa chọn loại số liệu cũng như các phương pháp đo đạc. Trong dự án kiểm định sắp tới (gọi tắt là  FESSTVaL) Trung tâm dich vụ dự báo khí tượng của Đức sẽ tập trung quan sát sự biến đổi không gian theo thời gian phụ của các số liệu từ các trạm quan sát khổng lồ  so với kết quả của hơn 100 trạm quan trắc thời tiết trong bán kính nhỏ xung quanh đài quan sát. Kết quả của dự án sẽ cho phép đánh giá tốt hơn tính đại diện của các kết quả từ các trạm quan sát khổng lồ.

Sự đánh giá định lượng về tính đại diện của các kết quả quan trắc tại các trạm SYNOP và trạm quan sát siêu khổng lồ sẽ giúp ECMWF đạt được tiến bộ trong việc giảm các lỗi sai trong dự báo gần bề mặt. Ngoài ra, các bộ dữ liệu cập nhật về thảm thực vật, việc khai thác và sử dụng đất có thể giúp cơ quan này giải quyết một số lỗi về dự báo nhiệt độ gần bề mặt.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.ecmwf.int/en/about/media-centre/science-blog/2020/visit-dwd-super-site-helps-understand-sources-near-surface

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: