Theo nghiên cứu, Châu Âu đã trải qua năm nóng nhất trong lịch sử vào năm 2019.

Đăng ngày: 15-04-2020 | Lượt xem: 1189
Các nghiên cứu đã cho thấy Châu Âu đã trải qua 11 trên 12 năm nóng nhất trong vòng 2 thập kỉ vừa qua.

Châu Âu đã có năm nóng nhất được ghi nhận vào năm ngoái, dữ liệu mới đã được xác nhận, với các đợt nắng nóng đặc biệt vào tháng 2, tháng 6 và tháng 7, đồng thời một trong những mùa đông ẩm ướt nhất được ghi nhận vào các tháng 11. Các kỉ lục trước đây đã bị phá vỡ chỉ bằng một biên độ nhỏ, nhưng nghiên cứu đã cho thấy 11 trong số 12 năm nóng nhất ở châu Âu đã xảy ra trong 2 thập kỷ qua, theo báo cáo của Khí hậu châu Âu 2019 được công bố hôm thứ Tư vừa rồi.

Hạn hán xảy ra ở các nước trung tâm châu Âu vào mùa hè, nhưng lượng mưa cao gấp bốn lần bình thường ở miền tây và nam châu Âu được ghi nhận vào cuối năm 2019. Cũng theo nghiên cứu, ột đợt nắng nóng ở Greenland năm ngoái đã khiên băng tan chảy ở mức kỉ lục, mặc dù nhiệt độ ở Bắc Cực châu Âu lạnh hơn một chút so với một số năm gần đây, với mức trung bình thấp nhất kể từ năm 2010. Các sông băng ở châu Âu đã mất trung bình 16 tấn nước ngọt trên 1m2 kể từ năm 1997.

Hạn hán xảy ra ở nhiều nước Châu Âu

Theo báo cáo, nhiệt độ mùa hè ở các khu vực của châu Âu cao hơn từ 3-4oC so với bình thường vào năm 2019, với sóng nhiệt vào tháng 6 và tháng 7 phá vỡ kỷ lục ở Pháp và Đức. Báo cáo công bố thêm những phát hiện khác cho thấy xu hướng ấm lên rõ rệt trên toàn cầu. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng đưa ra báo cáo cuối cùng cho năm 2019, xác nhận rằng năm ngoái là năm nóng nhất trên toàn cầu, với các đại dương đạt nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận.

 

Nền nhiệt độ có xu hướng tăng cao ở các nước Châu Âu trong 2 thập kỉ qua

Theo ông Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO, mặc dù cuộc khủng hoảng virus corona có thể dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính tạm thời, việc chúng ta thất bại trong các hành động khí hậu có thể khiến mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông cũng cảnh báo rằng việc bỏ qua cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ có tác động lớn hơn cả đại dịch. Trong khi Covid-19 đang gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe nghiêm trọng trên toàn cầu, việc không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu có thể đe dọa đến sức khỏe của con người, hệ sinh thái và nền kinh tế trong nhiều thế kỷ. Chúng ta cần phải cân bằng giữa hai vấn đề là đại dịch và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần thể hiện quyết tâm và sự thống nhất tương tự chống lại biến đổi khí hậu như chống lại Covid-19. Chúng ta cần cùng nhau hành động vì lợi ích sức khỏe và phúc lợi của nhân loại, không chỉ trong những tuần và tháng tới mà còn trong tương lai.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.theguardian.com/world/2020/apr/22/europe-had-hottest-year-on-record-in-2019-new-report-shows

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: