Thí điểm chi trả dịch vụ hấp thu và lưu trữ carbon của rừng

Đăng ngày: 27-11-2018 | Lượt xem: 1272
(TN&MT) - Nhằm góp phần thực hiện cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam về giảm 8% lượng phát thải nhà kính, Dự án Trường Sơn xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ sẽ...
rừng
Ảnh minh họa

Đây là 2 địa bàn được chọn để nghiên cứu tính khả thi triển khai C-PFES. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu của nhóm tư vấn C-PFES, trữ lượng carbon rừng tại Quảng Nam đạt hơn 266 triệu tấn CO2, khả năng hấp thụ khoảng 10,6 tấn CO2/ha/năm, trữ lượng tại TT-Huế đạt hơn 117 triệu tấn CO2, khả năng hấp thụ khoảng 12,1 tấn CO2/ha/năm.

Hai tỉnh đã họp bàn nhằm thống nhất cách tiếp cận, nội dung, phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện Đề cương thí điểm và xây dựng Đề án thí điểm C-PFES; thống nhất các nội dung công việc 2 tỉnh cần làm và kế hoạch thời gian thực hiện để hoàn thành giai đoạn 1 “nghiên cứu”; UBND 2 tỉnh ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chủ trì và các cơ quan, tổ chức tham gia triển khai công việc giai đoạn 1.

Tại tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch cho biết, chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ do lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đảm nhiệm. Quảng Nam sẽ có đề án cụ thể trình phê duyệt để có được một đội ngũ bảo vệ rừng chuyên nghiệp, chặt chẽ, thống nhất và hiệu quả nhất.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: