Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và Châu Âu

Đăng ngày: 05-03-2021 | Lượt xem: 2827
Những vùng đất rộng lớn ở Bắc Mỹ năm qua đã bị bao trùm bởi lạnh giá và tuyết rơi dày đặc, gây ra thiệt hại về nhân mạng, giao thông hỗn loạn và mất điện cho hàng triệu người.

Các đợt đóng băng kéo dài, chứng kiến nhiệt độ giảm cực đại và tạo nên nhiệt độ lạnh kỷ lục mới, mà nguyên nhân là do một vụ nổ không khí ở Bắc Cực di chuyển xuống từ Canada đến tận Texas.

Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ, hơn 100 triệu người sống trên diện tích khoảng 1,6 triệu km² nằm trong diện bị cảnh báo bão mùa đông, Khoảng 73% lục địa Hoa Kỳ đã bị bao phủ bởi tuyết vào nửa đêm ngày 16/2, diện tích lớn nhất được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu đã có từ năm 2003.

Một số vùng của bang Texas thậm chí còn lạnh hơn Alaska. Theo các bản tin, Dallas đã đạt mức nhiệt độ thấp nhất là 4°F (tương đương -16 ° C) vào ngày 15/2, nhiệt độ lạnh nhất mà thành phố từng thấy kể từ năm 1989. Mặc dù, nhiệt độ vào thời điểm này hàng năng phải đạt gần 60°F (xấp xỉ 15,6°C). Nhiệt độ tại Sân bay của bang Houston cũng ghi nhận mức rất thấp là 17°F (khoảng -8 ° C). Theo báo cáo, khoảng 4 triệu người ở Texas không có điện. Dữ liệu vệ tinh do NASA công bố cho thấy mức độ mất điện trên một vùng rộng lớn và gần như cả tiểu bang này chìm trong bóng tối.

Nhiệt độ trung bình giảm kỷ lục trong tháng 2 ở Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, nhiệt độ lạnh bất thường sẽ tiếp tục cho đến ngày 19/2. “Nhiệt độ tối đa và tối thiểu hàng ngày lạnh kỷ lục có khả năng sẽ tăng lên ở Nam Trung Bộ Hoa Kỳ. Đồng bằng và Thung lũng Mississippi có thể trải qua sự bất thường về nhiệt độ hàng ngày dao động từ 20 đến 30 độ F dưới mức bình thường”.

Liên bang Nga và các khu vực phía Bắc của châu Âu đã phải hứng chịu thời tiết rất lạnh vào giữa tháng 2 vừa qua, cùng với một loạt các cơn bão Đại Tây Dương. Nam Âu và Địa Trung Hải cũng chứng kiến ​​những trận bão tuyết lớn, bao gồm cả ở Tây Ban Nha. Hy Lạp đã bị bao phủ bởi tuyết trong tháng 2 và tuyết đã làm tăng thêm những thảm họa nhân đạo của người dân ở Syria và Yemen. Anh cũng chứng kiến ​​đêm tháng 2 lạnh nhất kể từ năm 1955, với nhiệt độ ở Braemar, Aberdeenshire giảm xuống âm 23,0°C vào ngày 10/2, theo Văn phòng Cơ quan Khí tượng Met của Vương quốc Anh.

Ở Scandinavia, Latvia có nhiệt độ không khí trung bình vào mùa đông 2020/2021 là -3,7°C, lạnh nhất kể từ năm 2012/2013 và cũng có tuyết phủ dày nhất kể từ thời điểm đó. Trong 10 ngày đầu tháng Hai, nhiệt độ không khí trung bình ở Latvia là -8,8°C, thấp hơn 5,0°C so với mức tiêu chuẩn của thập kỷ (mức 1981-2010).

Tại Đức, vào tuần đầu ngày 8/2, nhiệt độ tại nhiều trạm quan sát đã giảm xuống dưới -20°C, phá vỡ kỷ lục hàng tháng, trong khi ngay cả những vùng trũng thấp cũng phải hứng chịu tuyết rơi dày đặc. Các kênh đào ở Hà Lan bị đóng băng - một sự kiện ngày càng hiếm.

Tiếp theo là thời tiết ôn hòa bất thường ở Trung Âu. Göttingen ở Đức đã chứng kiến ​​sự chênh lệch nhiệt độ lớn (và kỷ lục) là 41,9°C trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần vào tháng Hai, dao động từ -23,8°C vào ngày 14/02/21 lên 18,1°C vào ngày 21/2/21, theo cơ quan dự báo DWD.

Sự ấm lên ở tầng bình lưu trái đất được cho là nguyên nhân gây ra đợt lạnh bất thường ở các nước

Thời tiết khắc nghiệt của tháng hai được kích hoạt bởi các mô hình hoàn lưu khí quyển có quy mô lớn và liên kết với nhau cùng với một sự kiện khí tượng gần đây được gọi là Sự kiện ấm lên đột ngột ở tầng bình lưu, cách Bắc Cực khoảng 30 km. Sự kiện ấm lên ở tầng bình lưu đã dẫn đến sự suy yếu của xoáy cực, là một khu vực có áp suất thấp và không khí lạnh bao quanh các cực Bắc và Nam của Trái đất, với các luồng gió xoáy theo hướng Tây xoay quanh chúng. Thông thường, những cơn gió đó đủ mạnh để giữ không khí lạnh nhất ở Bắc Cực trong suốt mùa đông. Sự suy yếu cho phép không khí lạnh tràn ra các vùng vĩ độ trung bình, bao gồm cả Mỹ, và cho không khí ấm hơn tràn vào Bắc Cực.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/extreme-weather-hits-usa-europe

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: