Vệ tinh NASA giúp định lượng tác động của rừng đối với ngân sách carbon toàn cầu

Đăng ngày: 05-03-2021 | Lượt xem: 919
Sử dụng dữ liệu mặt đất, trên không và vệ tinh, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế - bao gồm các nhà khoa học NASA - đã tạo ra một phương pháp mới để đánh giá những thay đổi của rừng trong hai thập kỷ qua đã ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ carbon trong khí quyển.

Ngoài việc hiểu rõ hơn về vai trò tổng thể của rừng trong chu trình cacbon toàn cầu, các nhà khoa học cũng có thể phân biệt được sự đóng góp của các loại rừng khác nhau, và khẳng định rằng trong số các loại rừng, rừng nhiệt đới là rừng đóng vai trò lớn nhất đối với biến động cacbon toàn cầu – chúng vừa hấp thụ nhiều carbon hơn các kiểu rừng khác, vừa thải ra nhiều carbon hơn vào khí quyển do mất rừng và suy thoái.

Trong quá trình khai phá đất cho nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động khác của con người đã làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, bên cạnh nguyên nhân chính của sự gia tăng CO2 toàn cầu trong thế kỷ qua là do các hoạt động của con người đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu. Để cân bằng, cây cối và các loài thực vật khác hút khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển.

Bản đồ thế giới hiển thị các khu vực có rừng là nguồn phát thải carbon (màu tím) và nơi hấp thụ carbon (màu xanh lục)

Bản đồ lưu lượng carbon trong rừng từ ứng dụng web Global Forest Watch và nghiên cứu kèm theo được công bố trên tạp chí Nature Climate Change vào ngày 21/1 cho thấy những biến động carbon từ rừng một cách chi tiết chưa từng có. Điều này được công bố chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris - một nỗ lực quốc tế nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, đặc biệt nhấn mạnh đến việc giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng. Thông qua quá trình quang hợp, rừng hấp thụ CO2 từ khí quyển để sản xuất O2, bổ sung cho quá trình hô hấp chung của các sự sống khác trên Trái đất thở O2 và thải ra khí CO2.

Theo các nhà nghiên cứu, các khu rừng đã hấp thụ tổng thể khoảng 15,6 tỷ tấn CO2 từ bầu khí quyển của Trái đất mỗi năm từ năm 2001 đến năm 2019, trong khi nạn phá rừng, hỏa hoạn và các rối loạn khác thải ra trung bình 8,1 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Các khu rừng trên khắp thế giới ước tính hấp thụ khoảng 7,6 tỷ tấn, đóng vai trò như một bể chứa carbon ròng, gấp khoảng 1,5 lần lượng khí thải hàng năm từ toàn bộ Hoa Kỳ.

Nancy Harris, người đảm nhận vai trò giám đốc nghiên cứu của Chương trình Rừng của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) cho biết: “Rừng đóng vai trò như một con đường cao tốc hai làn xe trong hệ thống khí hậu. Một nghiên cứu chi tiết về hoạt động xảy ra cả hai bên - phát thải rừng và loại bỏ rừng - giúp tăng thêm tính minh bạch cho việc giám sát các chính sách khí hậu liên quan đến rừng”. Phương pháp luận mới này tích hợp bộ dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm báo cáo thực địa, dữ liệu trên không và quan sát vệ tinh, để tạo ra khuôn khổ toàn cầu nhất quán đầu tiên để ước tính lưu lượng carbon đặc biệt cho rừng.

 

Đây là sự thay đổi so với báo cáo hàng năm hiện tại về dữ liệu lâm nghiệp quốc gia, vẫn khác nhau giữa các quốc gia bất chấp các hướng dẫn đã được tiêu chuẩn hóa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), thường được xác định bởi các nguồn lực sẵn có trong khu vực đó. Dữ liệu thiếu đồng nhất như vậy có nghĩa là ước tính carbon toàn cầu có thể chứa một mức độ không chắc chắn khá lớn. “Điều tốt là chúng tôi biết có sự không chính xác và chúng tôi thực sự có thể định lượng nó”, đồng tác giả Lola Fatoyinbo, một nhà khoa học từ Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland, cho biết. “Tất cả các ước tính đều đi kèm với sự không chĩnh xác xung quanh chúng, điều này sẽ ngày càng nhỏ hơn khi chúng ta có được bộ dữ liệu tốt hơn.”

Mặc dù kết quả đầu ra dự kiến sẽ không thay đổi đáng kể, nhưng sự không chính xác sẽ giảm xuống, cung cấp cho các nhà khoa học bức tranh rõ ràng hơn về chu trình carbon toàn cầu và giúp thông báo cho các nhà hoạch định chính sách. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng 27% lượng carbon chìm trong rừng ròng trên thế giới được tìm thấy trong các khu bảo tồn, chẳng hạn như các công viên quốc gia.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://climate.nasa.gov/news/3063/nasa-satellites-help-quantify-forests-impacts-on-global-carbon-budget/

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: