Các vấn đề phân bổ dự toán ngân sách khác

Đăng ngày: 12-01-2020 | Lượt xem: 1702

Phân bổ và giao dự toán chi từ nguồn vốn vay, viện trợ của nước ngoài

Các bộ, cơ quan trung ương phân bổ chi tiết cho từng đơn vị sử dụng, chi tiết theo từng chương trình, dự án (Tên dự án, nhà tài trợ, loại nguồn vốn vay/vốn viện trợ, cơ chế tài chính, chi thường xuyên/chi đầu tư) và đảm bảo khớp đúng tổng mức dự toán và từng lĩnh vực chi đã được Thủ tướng Chính phủ giao; Các địa phương phân bổ chi tiết cho từng đơn vị sử dụng, chi tiết theo từng chương trình, dự án (Tên dự án, nhà tài trợ, loại nguồn vốn vay/ vốn viện trợ, cơ chế tài chính, chi thường xuyên/chi đầu tư) và đảm bảo khớp đúng tổng mức dự toán chi đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Vay và trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách địa phương cấp tỉnh

 Các địa phương chỉ được phép vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc trong hạn mức Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao. Đối với các địa phương dự toán có vay để trả nợ gốc, sau khi đã bố trí chi trả nợ gốc theo quy định tại điểm c khoản này, địa phương được phép vay trong hạn mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao (không phân biệt vay trả nợ gốc hay vay bù đắp bội chi), đồng thời việc phân bổ, giao vốn thực hiện các dự án đầu tư từ khoản vay này phù hợp với tiến độ và mức vay cho phép;  Bố trí từ nguồn bội thu; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ gốc đến hạn.

Đối với các địa phương có bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách để trả nợ gốc, nhưng thực tế không có nguồn hoặc không bố trí đủ thì phải bố trí giảm nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách địa phương (tăng mức bội thu) để trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn;

Đối với các địa phương có dự toán vay để trả nợ gốc: Để bảo đảm chủ động nguồn trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn, khi phân bổ vốn chi đầu tư phát triển, địa phương phải chủ động dành nguồn để bố trí chi trả nợ gốc đến hạn và bù lại nguồn cho chi đầu tư phát triển khi thực tế thực hiện được khoản vay theo kế hoạch; chỉ giải ngân thanh toán số vốn đầu tư này sau khi đã thực hiện được khoản vay. Trường hợp không vay được theo kế hoạch hoặc chỉ vay được một phần theo kế hoạch, thì phải bố trí giảm nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách địa phương (tăng mức bội thu tương ứng) để trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn.

Bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để chủ động sử dụng cho các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước.

Trong quá trình quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách, trường hợp Hội đồng nhân dân quyết định dự toán thu ngân sách cấp mình được hưởng cao hơn mức cấp trên giao, thì dự toán chi bố trí tăng thêm tương ứng (không kể tăng chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết), sau khi dành 70% số tăng thu thực hiện cải cách tiền lương theo quy định, phần còn lại cần ưu tiên bổ sung dự phòng ngân sách địa phương để chủ động trong quá trình điều hành ngân sách, nguồn còn lại khả năng thực hiện đạt được dự toán thu mới phân bổ để chi cho đầu tư và những nhiệm vụ, chế độ, chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định theo chế độ quy định.

 Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương giao kế hoạch vốn đầu tư chi tiết cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mục lục ngân sách.

Đơn vị dự toán cấp I lập phương án phân bổ chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi chương trình mục tiêu giao cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, chi tiết đến Loại, Khoản và mã dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo Thông tư số 324/2016/TT- BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mục lục ngân sách.

Đối với cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 va Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, việc phân bổ và giao dự toán thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

 Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao năm 2020, phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên); dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, phần dự toán chi nhiệm vụ không thường xuyên. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được cơ quan có thẩm quyền giao tự chủ tài chính thì phân bổ và giao dự toán chi vào phần dự toán chi nhiệm vụ không thường xuyên. Đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục cho thực hiện cơ chế thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động quy định tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định tại quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ngoài các nội dung phân bổ, giao dự toán hướng dẫn tại Thông tư này, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương còn phải thực hiện đúng quy định liên quan khác của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.

Tin KHTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: