Nội dung của kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

Đăng ngày: 13-03-2019 | Lượt xem: 1672

Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách

Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế chính sách và nâng cao năng lực phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính sau:+) Tiến hành rà soát toàn bộ các tác động đối với môi trường, các yêu cầu về công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, các quy chuẩn áp dụng, chương trình giám sát môi trường của các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó tập trung rà soát các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; kiến nghị điều chỉnh nếu cần thiết. Trên cơ sở đó xác định các dự án cần ưu tiên quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình vận hành thử nghiệm. +) Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các dự án, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lớn, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên diện rộng.

Phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý các cơ sở công ích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung; kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.

Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như sau: + Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước; + Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt; + Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; phát triển ngành công nghiệp tái chế, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn.

Thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2020.

Triển khai việc thẩm định, đánh giá kết quả xử lý dioxin tại các sân bay và điểm tồn lưu dioxin ở Việt Nam. Tập trung thực hiện theo thẩm quyền các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020; Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích giai đoạn 2016 - 2020;...

Tập trung thực hiện hoàn thành các dự án thực hiện theo chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt phải hoàn thành trong giai đoạn 2010 - 2020, nhiệm kỳ 2016 - 2020.

Tin KHTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: