Phân công lĩnh vực phụ trách của Lãnh đạo Bộ Tài chính

Đăng ngày: 17-07-2020 | Lượt xem: 1029

Phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ Tài chính phụ trách các lĩnh vực công tác, các đon vị thuộc và trực thuộc Bộ theo nguyên tắc như sau:

  1. Bộ trưởng Bộ Tài chính lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ công tác của Bộ Tài chính; Lãnh đạo và điều hành hoạt động của Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng đon vị thuộc Bộ; thực hiện trách nhiệm Thành viên Chính phủ theo quy định tại Quỵ chế làm việc của Chính phủ.

Các Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực, trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động một số đon vị và theo dõi hoạt động tài chính, ngân sách của một số địa phưong, được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định của mình.

  1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính theo quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và quy định tại các Luật chuyên ngành.
  2. Bảo đảm sự đồng bộ phân công của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đối với các đồng chí Thành viên Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính theo Quyết định số 03-QĐ/BCSĐ ngày 14/7/2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.
  3. Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
  4. Bảo đảm chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực công tác, vừa tạo điều kiện để Lãnh đạo Bộ Tài chính nắm và hiểu rõ các mặt công tác khác của ngành.
  5. Bảo đảni tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh từng bước cho phù hợp.

7. Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.

Phân công nhiệm vụ cụ thể:

  1. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
  1. Chỉ đạo trực tiếp công tác chiến lược, chính sách tài chính Ngành; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế liên quan đến Ngành Tài chính; công tác cải cách hiện đại hóa Ngành Tài chính;
  2. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ, các nhiệm vụ công tác của Bộ và của Ngành quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và các Luật chuyên ngành.
  3. Giữ vị trí và các chức danh: Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính; Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng - kỷ luật ngành Tài chính; Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Trực tiếp phụ trách: Vụ Tổ chức cán bộ.

  1. Thứ trưởng Trần Xuân Hà
  1. Chỉ đạo trực tiếp công tác quản lý nợ công, tài chính đối ngoại; tài chính trong lĩnh vực hợp tác và hội nhập quốc tế; công tác quản lý thuế; công tác quản lý nhà nước về tài sản công.

Trực tiếp phụ trách: Tổng cục Thuế, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý công sản.

  1. Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
  2. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  1. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn
  1. Giúp Bộ trưởng điều hành công tác thường xuyên của cơ quan Bộ và Lãnh đạo cơ quan Bộ khi Bộ trưởng vắng mặt; giúp Bộ trưởng chỉ đạo triển khai công tác.
  2. Chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về tài chính khu vực hành chính, sự nghiệp; Kho bạc Nhà nước; quản lý nhà nước về lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước (bao gồm cả ngân sách Quốc phòng, An ninh và ngân sách Đảng); thanh tra tài chính (kê cả thanh tra nội bộ ngành); công tác pháp chế; Chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính; công tác thi đua khen thưởng; Lãnh đạo, chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trực tiếp phụ trách: Kho bạc Nhà nước, Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ I, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Thi đua Khen thưởng,

  1. Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
  2. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  1. Thứ trưởng Vũ Thị Mai
  1. Chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác hải quan; về chính sách thuế, phí, lệ phí; công tác Công đoàn Bộ Tài chính.

Trực tiếp phụ trách: Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Văn phòng công đoàn Bộ Tài chính.

  1. Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
  2. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  1. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải
  1. Chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thị trường dịch vụ tài chính, bảo hiểm; quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp; Công tác xuất bản và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Trực tiếp phụ trách: ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính: Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Nhà khách Bộ Tài chính tại sầm Sơn, Thanh Hoá, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số điện toán Việt Nam, Nhà Xuất bản Tài chính.

  1. Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  2. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  1. Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn
  1. Chỉ đạo trực tiếp lĩnh vực tài chính đầu tư phát triển; công tác Văn phòng; công tác kế toán và kiểm toán; công tác nghiên cứu khoa học; quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; công tác tài chính nội ngành; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính; công tác quản lý nhà nước về giá; công tác Đảng, công tác hiện đại hóa và phát triển công nghệ thông tin và thống kê toàn ngành Tài chính; công tác Thanh niên và Cựu chiến binh Bộ Tài chính; công tác thông tin, báo chí. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Tham gia Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.

Trực tiếp phụ trách: Vụ Đầu tư, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Cục Quản lý giá, Cục Quản lý giám sát Ke toán và Kiểm toán, Viện chiến lược và Chính sách tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Đoàn Thanh niên cơ quan Bộ Tài chính, Hội Cựu chiến binh Bộ Tài chính, Thời báo Tài chính, Tạp chí Tài chính, Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Ke toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính.

  1. Thực hiện chức trách người phát ngôn của Bộ Tài chính.
  2. Theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh, thành phố: Đà Nang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Turn, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
  3. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

Tin KHTC

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: