Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án "Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" tại Sơn La

Đăng ngày: 03-10-2019 | Lượt xem: 1619
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia vừa kiểm tra tình hình công tác thực địa tại các vùng điều tra trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc dự án "Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" thuộc Chương trình "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các cùng núi cao, vùng khan hiếm nước" do Trung tâm Dữ liệu tài nguyên nước thực hiện.

Đoàn kiểm do ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia làm Trưởng đoàn.

IMG 6229
Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình như: Bệ biển, chiều sâu, trắc địa, quan trắc mực nước, soi camera lỗ khoan, khả năng khai dẫn nguồn nước

Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện dự án; Kiểm tra công tác thi công thực địa tại một số vùng theo kế hoạch năm 2019; Kiểm tra kết quả thi công dự án tại một số vùng đã thi công năm 2018.
Tại tỉnh Sơn La, Đoàn kiểm tra của Trung tâm đã tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình như: Bệ biển, chiều sâu, trắc địa, quan trắc mực nước, soi camera lỗ khoan, khả năng khai dẫn nguồn nước tại các vùng: Chiềng Xuân, Chiềng Tương thuộc huyện Vân Hồ do Trung tâm Dữ liệu tài nguyên nước thi công.

Để đánh giá chất lượng thi công các lỗ khoan, Đoàn đã sử dụng hệ thống camera để kiểm tra địa tầng và cấu trúc các giếng khoan đã thi công. Kết quả kiểm tra tại một số vị trí cho thấy nhìn chung, các giếng khoan đảm bảo mục tiêu kỹ thuật của dự án, các giếng khoan đều được gia cố bảo vệ và gắn biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo cho việc quan trắc và bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng sau này.

Dự án "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại quyết định số 3286/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2015 thuộc Chương trình "Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 264/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 được thực hiện tại 426 vùng thuộc địa bàn 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Bắc Bộ có 16 tỉnh, Bắc Trung Bộ 4 tỉnh, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 12 tỉnh, Nam Bộ 12 tỉnh.

IMG 6224
Ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG (thứ 2 từ phải sang) và các thành viên tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình như: Bệ biển, chiều sâu, trắc địa, quan trắc mực nước, soi camera lỗ khoan, khả năng khai dẫn nguồn nước

Mục tiêu của Dự án là tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để cung cấp nước sinh hoạt, tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia thực hiện triển khai từ năm 2015, đến nay đã hoàn thành tìm kiếm được 108 vùng, thuộc 21 tỉnh. Tổng số công trình đủ điều kiện để có thể bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng là 236 công trình, với tổng lưu lượng khai thác đạt 72.720 m3/ngày. Các công trình khai thác đã được kết cấu, xây dựng kiên cố, đạt mục tiêu khai thác, sử dụng lâu dài với lưu lượng đảm bảo và chất lượng nước tốt; nguồn nước đủ đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho 1,2 triệu người với định mức 60 lít/người/ngày.

Toàn bộ các công trình của Dự án tại 108 vùng thuộc 21 tỉnh đã sẵn sàng để bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng. Hiện nay, thực trạng một số địa phương khu vực khan hiếm nước đang yêu cầu phải bàn giao sản phẩm để họ huy động các nguồn lực khác để khai dẫn cung cấp bơm nước cho dân. Đặc biệt, khu vực Tây Nguyên nguồn nước ngầm tìm kiếm chất lượng rất tốt, cơ bản bơm lên là có thể sử dụng được. Vì thế, một số vùng khan hiếm quá họ đã chủ động xin lắp máy bơm để bơm nước lên cho nhân dân sử dụng.

Việc tìm kiếm ra nguồn nước có công suất lớn phục vụ cho một cụm dân cư hoặc nhiều cụm dân cư có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định an ninh kinh tế, dân cư. Tuy nhiên, để chương trình được thành công toàn diện cần sự huy động nguồn lực xã hội và sự phối hợp quyết liệt của các Bộ, ban ngành mới có thể sớm đưa những nguồn nước này phục vụ dân sinh.

Theo Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: