Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2019

Đăng ngày: 19-04-2019 File đính kèm
Số 698* Tháng 02 năm 2019

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐỒNG HÓA GSI TRONG BÀI TOÁN DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG MƯA TRÊN KHU VỰC NAM BỘ

Phạm Quang Nam1, Mai Văn Khiêm1, Nguyễn Quang Trung1, Vũ Văn Thăng1

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Nghiên cứu này trình bày một số thử nghiệm bước đầu của việc đồng hóa số liệu bằng hệ thống đồng hóa nội suy thống kê dữ liệu dạng điểm - GSI (Gridpoint Statistical Interpolation), với mục đích là để cải thiện chất lượng dự báo định lượng mưa của mô hình WRF (Weather Research Forecasting) cho khu vực Nam Bộ. Các nguồn số liệu quan trắc bề mặt, cao không và số liệu vệ tinh GPS-RO đã được thu thập, và chuyển đổi sang định dạng PrepBUFR mà GSI yêu cầu. GSI được chạy với các trường hợp đồng hóa biến phân 3 chiều (3DVar), và đồng hóa lai tổ hợp biến phân 3 chiều (3DHybEnVar), kết hợp với các số liệu quan trắc, cùng với trường hợp không đồng hóa tạo thành bốn trường hợp thử nghiệm. Kết quả cho thấy trường hợp đồng hóa lai với cả ba loại số liệu quan trắc (3DHybEnVar_GPS-RO) đã cho dự báo về diện mưa và ngưỡng mưa vừa (16-50mm 24h-1) ở các hạn dự báo 24h và 48h tốt hơn các trường hợp khác.

Từ khóa: GSI, 3DVar, Hybrid-EnVar, Dự báo mưa, Nam Bộ.

1

2

ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG CHO CÂY LÚA DO XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Đỗ Đức Thắng1, Trần Hồng Thái2, Võ Văn Hòa1

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

2Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa trên khu vực tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng được bộ chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong đó tính tổn thương được cấu thành từ từ 3 yếu tố gồm: Độ phơi nhiễm (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Kết quả tính toán cho thấy tại Thái Bình chỉ số dễ bị tổn thương hầu hết ở các mức thấp, trung bình, cao. Trong đó, huyện có mức độ dễ bị tổn thương cao bao gồm 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải; huyện có mức độ dễ bị tổn thương trung bình bao gồm 4 huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và nơi có mức độ dễ bị tổn thương ở mức thấp là thành phố Thái Bình và huyện Hưng Hà.

Từ khóa: Đánh giá tính tổn thương, cây lúa, xâm nhập mặn, Tỉnh Thái Bình.

11

3

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LŨ LƯU VỰC SÔNG HOÀNG LONG

Tống Ngọc Công1, Trần Ngọc Anh2, Đặng Thanh Mai3

1Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Nam

2Khoa Khí tượng Thủy văn Hải dương học, Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

3Vụ quản lý dự báo Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả xây dựng mô hình dự báo lũ cho hệ thống sông Hoàng Long dựa trên việc tích hợp các mô hình thủy văn, thủy lực và khai thác sản phẩm mưa số trị từ mô hình hạn vừa Châu Âu. Các mô hình NAM (MIKE NAM), MIKE 11 được thiết lập, kiểm định và thử nghiệm với kết quả đạt được khá tốt cho phép sử dụng bộ mô hình để tính toán dự báo lũ cho lưu vực sông Hoàng Long trong điều kiện tác nghiệp. Mô hình dự báo được thử nghiệm với số liệu mưa sản phẩm mưa số trị từ mô hình hạn vừa Châu Âu trong trận lũ tháng 7 năm 2018 cho kết quả dự  báo đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ.

Từ khóa: MIKE NAM, MIKE 11, Hoàng Long, Dự báo lũ.

22

4

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG NHẠY CẢM ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA Ở TỈNH VĨNH LONG

Đặng Thị Thanh Lê1, Nguyễn Kỳ Phùng2

1Đại học Khoa học Tự Nhiên -Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

2Viện Khoa Học &Công Nghệ  Tính Toán Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động rất lớn đến lĩnh vực nông nghiệp cụ thể là ảnhh ưởng đến năng suất cây trồng. Do vậy, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (DSSAT) nhằm dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố khí tượng do BĐKH đến năng suất lúa . Nghiên cứu được thực hiện tại 8 đơn vị ở tỉnh Vĩnh Long bao gồm 6 huyện Bình Tân, Long Hồ, Măng Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm; thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình DSSAT mô phỏng khá tốt năng suất lúa ở vùng nghiên cứu cụ thể hệ số tương quan tính toán được trong giai đoạn hiệu chỉnh là R2 = 0,998. Với kịch bản phát thải RCP4.5 và RCP8.5 năng suất lúa trên toàn tỉnh ở các mốc thời gian 2030; 2050 và 2100 có xu hướng giảm.

Từ khóa: Mô hình DSSAT, năng suất lúa, Vĩnh Long.

31

5

NGUỒN NƯỚC NGỌT VÀ HỆ THỐNG THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG LAN THƯƠNG-MÊ CÔNG ĐANG TRỞ THÀNH “VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC”

Cấn Thu Văn1, Đặng Trung Thuận2

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

2Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng Châu thổ sông Mê Công, ở phía namV iệt Nam có diện tích trên 40.000 km2, chiếm 12% tổng diện tích tự nhiên và gần 20% dân số cả nước. ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước và có vai trò đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng đang đứng trước những nguy cơ khô cạn về mùa kiệt, ngập sâu về mùa lũ dưới tác động từ phía thượng lưu dòng Lan Thương-Mê Công. Nghiên cứu bước đầu nhận định và phân tích những nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn trên khía cạnh khoa học nước.

Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, sông Mê Công, Quản lý nguồn nước.

38

6

SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH T HỐNG KÊ HIỆU CHỈNH DỰ BÁO LƯỢNG MƯA SỬ DỤNG CÁC CHỈ SỐ HOÀN LƯU VÀ NHIỆT ĐỘNG  LỰC KHÍ QUYỂN

Hoàng Phúc Lâm1, Nguyễn Đức Nam2, Lê Minh Đức3

1Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục KTTV

2Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3Học viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đánh giá và so sánh chất lượng hiệu chỉnh dự báo của các mô hình thống kê sử dụng các chỉ số hoàn lưu khí quyển với các yếu tố dự báo là các loại số liệu lượng mưa khác nhau, bao gồm: mưa quan trắc, mưa tái phân tích ERA và mưa ước lượng từ vệ tinh GPCP. Nghiên cứu đã đánh giá được tương quan của lượng mưa với các giá trị tốc độ thẳng đứng, độ phân kỳ và giá trị xoáy thế trên các mực khác nhau ở các khu vực Bắc Bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xây dựng được 9 phương trình hồi quy tuyến tính đa biến cho 3 loại số liệu mưa và cho 3 khu vực ở Bắc Bộ. Kết quả đánh giá độc lập cho thấy khi so sánh lượng mưa tính toán với số liệu mưa tái phân tích ERA cho sai số nhỏ nhất, giá trị tương quan cao, có điểm lưới đạt giá trị tương quan trên 0,9.

Từ khóa: Xoáy thế, định lượng mưa, thống kê sau mô hình, hiệu chỉnh.

45

7

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 1 NĂM 2019

Trong tháng 01/2019 xuất hiện cơn bão số 1, đây là cơn bão đầu tiên trong năm 2019 trên khuv ực Biển Đông và có tên quốc tế là PABUK. Bão số 1 tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền nước ta nhưng hoàn lưu của bão đã gây mưa vừa, có nơi mưa to tại khu vực đất liền Nam Bộ, tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tổng lượng mưa trong tháng 01/2019 ngoại trừ một số nơi vùng núi phía bắc và Miền Tây Nam Bộ cao hơn trung bình nhiều năm, còn lại các khu vực khác trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, riêng một số nơi tại Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ cả tháng không có mưa.

55

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất