Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2018

Đăng ngày: 01-10-2018 File đính kèm
Số 694 * Tháng 10 năm 2018

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN BỒI  XÓI VÙNG CỬA SÔNG ĐÀ NÔNG TỈNH PHÚ YÊN TỪ DỮ LIỆU ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH (THỜI KỲ 2001-2016)

Phùng Đức Chính1, Trần Ngọc Anh2, Trần Ngọc Vĩnh2, Đặng Thị Lan Phương1, Nguyễn Tiền Giang2

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả ứng dụng GIS để đánh giá diễn biến bồi xói ở vùng cửa sông Đà Nông (cửa sông Bàn Thạch) tỉnh Phú Yên từ dữ liệu đo đạc địa hình, thu thập trong thời kỳ 2001-2016, xây dựng các lớp độ cao địa hình (DEM) ở các thời kỳ khác nhau - tương ứng với mỗi bản đồ thu thập được và tính toán độ cao của cùng một vị trí (cùng tọa độ) để xác định sự biến động địa hình đáy cho các thời kỳ. Trên cơ sở đó tiến hành so sánh địa hình đáy giữa các thời kỳ, làm cơ sở đánh giá diễn biến bồi xói vùng cửa sông Đà Nông. Kết quả cho thấy địa hình cửa Đà Nông tương đối ổn định trong giai đoạn 2001-2013, tuy nhiên đến giai đoạn 2013-2016, cán cân bùn cát âm rõ rệt với tổng khối lượng bùn cát mất đi hơn 1 triệu mét khối. Đặc biệt khu vực họng cửa sông với địa hình bị xói sâu và có thay đổi lớn so với giai đoạn trước đó.

Từ khóa: Cửa sông, Đà Nông, bồi, xói, GIS.

1

2

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỰ PHÂN BỐ BÙN CÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Đoàn Thanh Vũ1, Lê Ngọc Anh1, Hoàng Trung Thống1, Cấn Thu Văn1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Dưới tác động của BĐKH, chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai cũng thay đổi theo, dẫn đến sự phân bố bùn cát trên lưu vực cũng thay đổi. Nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hình SWAT (Soils and Assessment tools) để mô phỏng sự phân bố bùn cát trên lưu vực sông Đồng Nai cho các thời kỳ I (1980 - 2000), II (2046 - 2064), III (2080 - 2100) với thời kỳ I là thời kỳ cơ sở để xem xét ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: dưới tác động của BĐKH đối với thời kỳ II, tổng lượng bùn cát trung bình nhiều năm trên toàn bộ lưu vực khoảng 56,406.106m3, tăng không đáng kể so với thời kỳ I; ở thời kỳ III tổng lượng bùn cát trung bình nhiều năm trên toàn lưu vực khoảng 79,673.106 m3 tăng hơn 25% so với thời kỳ I, trong đó mùa lũ tăng nhiều hơn so với mùa kiệt.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu (BĐKH), Lưu vực sông Đồng Nai, Bùn cát, Mô hình SWAT.

8

3

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẢNH BÁO LŨ QUÉT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGƯỠNG MƯA CẢNH BÁO LŨ QUÉT FFG VÀ ĐƯỜNG TỚI HẠN CL, THÍ ĐIỂM CHO THƯỢNG NGUỒN SÔNG CẢ

Hoàng Anh Huy1, Hoàng Văn Đại2, Văn Thị Hằng2

1Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Viện khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu

Tóm tắt: Lũ quét là một hiện tượng thiên tai tự nhiên nguy hiểm được hình thành do mưa kết hợpc ác tổ hợp bất lợi về điều kiện mặt đệm (địa hình, địa mạo, lớp phủ…) sinh ra dòng chảy lớn kèm bùn đá trên sườn dốc (lưu vực, sông suối) xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, bất ngờ và gây ra những tàn phá nghiêm trọng đối với tự nhiên, dân cư và cơ sở hạ tầng. Tại Việt Nam trong những năm gần đây lũ quét gia tăng đáng kể về mức độ và tần suất. Do đó các nghiên cứu về cảnh báo lũ quét trở nên rất cần thiết. Mục tiêu bài báo này nhằm nghiên cứu xây dựng quy trình cảnh báo lũ quét bằng phương pháp ngưỡng mưa cảnh báo lũ quét FFG và đường tới hạn CL, thí điểm cho thượng nguồn sông Cả. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình cảnh báo lũ quét trên lưu vực sông có độ chính xác cao hơn.

Từ khóa: Sông Cả, cảnh báo lũ quét, FFG, đường tới hạn CL.

16

4

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂYG IÁN ĐOẠN MƯA TRONG MÙA GIÓ MÙA TÂY NAM Ở TÂY NGUYÊN

Phạm Minh Tiến1, Lại Thị Chiều1

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng số liệu quan trắc lượng mưa ngày tại 12 trạm khí tượng trên khuv ực Tây Nguyên để xác định những đợt mưa do gió mùa tây nam hoạt động và những đợt gió mùa tây nam gây nên sự gián đoạn mưa, đồng thời bài báo cũng xây dựng bộ bản đồ trường đường dòng và đường đẳng cao trên các mực 1000, 850, 700, 500 và 200mb trong những đợt gió mùa gián đoạn hoạt động và đợt gió mùa hoạt động để phân tích, xác định hình thế thời tiết gây nên hai loại hệ quả thời tiết trái ngược nhau này trong mùa gió mùa tây nam trên khu vực Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những ngày gián đoạn mưa trong mùa gió mùa tây nam, trên khu vực nghiên cứu có gió tây yếu ở tầng đối lưu dưới, gió đông ở tầng đối lưu giữa và gió đông nhiệt đới không tồn tại như trong những ngày có mưa.

Từ khóa: Gián đoạn mưa, gián đoạn gió mùa, gió mùa tây nam.

28

5

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Mai Kim Liên1,2, Hoàng Văn Đại3, Lưu Đức Dũng4, Nguyễn Diệu Huyền1

1Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

2Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội

3Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

4Viện Khoa học tài nguyên nước

Tóm tắt: Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên Thế giới phải đối mặt với các tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu. Cùng với việc thực hiện cam kết tự nguyện quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của mình, Việt Nam đang quan tâm đến xây dựng cơ cấu kinh tế ứng phó có hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu. Đối với một nước nông nghiệp truyền thống, đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ cấu kinh tế chủ đạo là nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế Công nghiệp Dịch vụ - Nông nghiệp, người dân đang cần được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong lồng ghép biến đổi khí hậu vào phát triển kinh tế xã hội; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều ngành, nhiều địa phương. Trong nghiên cứu này, bước đầu đã đề xuất được 7 nhóm tiêu chí với 43 tiêu chí thành phần để làm cơ sở cho việc đánh giá vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho khu vực Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Bộ tiêu chí; biến đổi khí hậu; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; phát triển bền vững.

35

6

NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG ĐỘ ĐỤC Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ TÂY NAM VIỆT NAM BẰNG DỮ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS

Trần Anh Tuấn1, Trần Thị Tâm2,  Lê Đình Nam1, Nguyễn Thùy Linh1, Đỗ Ngọc Thực1, Phạm Hồng Cường1

1Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Độ đục là một thông số quan trọng đối với môi trường nước vùng biển ven bờ và các vùng cửa sông. Hàm lượng độ đục thường được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước biển và những tác động đối với các hệ sinh thái biển, dự báo các quá trình xói lở, bồi tụ ven bờ và ước lượng các dòng trầm tích, các chất gây ô nhiễm đổ ra biển. Các phương pháp truyền thống thực hiện quan trắc độ đục tại các trạm cố định không thể đại diện cho giá trị độ đục trung bình của các tầng nước hoặc giá trị trung bình trong một khoảng thời gian và thường có chi phí lớn, tốn kém thời gian. Trong khi đó, phương pháp sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám để ước tính độ đục mang lại hiệu quả cao hơn, có thể thực hiện trên phạm vi rộng và xác định được xu thế biến động theo thời gian. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh MODIS tổ hợp 8 ngày được thu nhận trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến hết tháng 10/2017 để tính toán và thành lập bản đồ độ đục nước vùng biển ven bờ Tây Nam Việt Nam cho hai mùa gió: mùa gió đông bắc tính từ tháng XI đến hết tháng IV năm sau và mùa gió tây nam tính từ tháng V đến tháng X. Phương pháp nghiên cứu sử dụng công thức bán thực nghiệm do Nechad, B. và cộng sự đề xuất năm 2009 để ước tính độ đục nước biển theo giá trị phản xạ tại bước các sóng  645nm (kênh 1), 859nm (kênh 2) của ảnh vệ tinh MODIS và các hằng số thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số xác định (R2) theo phương pháp tương quan hồi quy tuyến tính giữa giá trị độ đục ước tính từ ảnh và giá trị độ đục thực đo trùng với thời điểm thu nhận ảnh.

Từ khóa: Độ đục, Viễn thám, GIS, Vùng biển ven bờ, Tây Nam Việt Nam.

46

7

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN RỦI RO ĐỂ CHI TIẾT HÓA CẤP ĐỘ RỦI RO CHO MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Đặng Đình Quân1, Võ Văn Hòa2, Nguyễn Thị Tuyết2, Nguyễn Văn Bảy2

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

2Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: Bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp ma trận rủi ro để chi tiết hóa các cấp độ rủi ro cho hiện tượng mưa lớn đến cấp huyện trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong đó rủi ro là hàm của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu cho thấy ma trận rủi ro do mưa lớn được tạo ra tương đối phù hợp với thực tế và đã phần nào cụ thể hóa được cấp độ rủi ro cho đến cấp huyện. Phương pháp ma trận rủi ro là lựa chọn phù hợp với điều kiện về số liệu hiện có và rất khả thi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng của phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng của chuyên gia được tham vấn.

Từ khóa: Rủi ro thiên tai, ma trận rủi ro, mưa lớn.

55

8

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2018

Trong tháng 9/2018 đã xuất hiện 2 cơn bão (bão số 4 và số 5). Tuy nhiên cả hai cơn bãođ ều không ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết đất liền nước ta.  Tình hình nhiệt độ, nhiệt độc ả nước trong tháng 9 trên cả nước đều cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. T ình hình mưa trong tháng 9 phổ biến thấp hơn TBNN. Riêng một số nơi tại Nam Tây Nguyên cót ổng lượng mưa tháng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

64

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.