TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Diễn biến dòng chảy lũ tứ giác Long Xuyên sau khi có hai đập tràn cao - su Tha La và Trà Sư Bùi Đạt Trâm1 1Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang Tóm tắt: Tứ giác Long Xuyên (TGLX) có diện tích đất tự nhiên khoảng 4000km2, được bao bọc bổi 5 tuyến đê "tự nhiên" là quốc lộ 91 chạy song song vối bờ hữu sông Hậu đoạn từ Châu Đốc đến Vàm cổng, bờ nam kênh Vĩnh Tế, bờ đông kênh Hà Giang, lộ Rạch Giá - Hà Tiên và lộ Cái sắn. Thổ nhưỡng TGLX khá phức tạp, từ nam kênh Tri Tôn về đến kênh Cái sắn là đất phù sa phèn nhẹ, từ bắc kênh Tri Tôn lên đến kênh Vĩnh Tê rồi kéo dài tận Hả Tiên thường được gọi là khu vực Bắc Hà Tiên chủ yểu là đất chua phèn, mặn, than bùn, lòng sông cổ. Địa hình TGLX, ngoại trừ 2 huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn, còn lại khá bằng phẳng với cao trình phổ biến là 1,00m; hơi nghiêng theo hưổng tít kênh Vĩnh Tế về đến kênh Cái sắn và tít bồ sông Hậu đến bồ biển Tây vối độ dốc khoảng lcm/km . Trước năm 1999, cầu cống nằm trên 5 tuyến đê vừa nêu trên đều thông thoáng tự do với dòng chảy sông Hậu, dòng triều biển Tây và dòng lũ tràn từ vùng trũng Campuchia chảy lan tỏa khắp tứ giác bởi hệ thống kênh rạch dày đặc. Những đặc điểm vừa trình bày trên của TGLX liên kết lại vói nhau tạo ra một chế độ thủy văn vùng trũng khá điển hình của hạ lưu lưu vực sông Mê-công nói riêng và của Việt Nam nói chung với sự hiện diện đầy đủ các quá trình thủy văn như lũ, ngập lụt, chảy tràn, hạn kiệt, mặn, chúa phèn...Vào mùa mưa, ngoài lượng nước mưa tại chỗ, TGLX đón nhận lượng nước lũ từ sông Hậu theo kênh rạch và lượng nước từ vùng trũng Campuchia qua tuyển 7 cầu trên lộ Châu Đốc đi Nhà Bàng chảy vào làm ngập lụt tứ giác sâu và dài ngày. Lượng nưổc ngập lụt của TGLX được tiêu ra biển Tây, về đầm Đông Hồ, về nam cần Thơ và một phần nhỏ trở lại sông Hậu . Quá trình lũ và ngập lụt chi phối lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội TGLX, nhất là vào các năm có lũ lớn. Để giảm ngập lụt cho TGLX, sau một thời gian nghiên cứu, đến đầu năm 1997, Chính phủ khởi công xây dựng hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây và đến đầu mùa lũ 1999 đã hoàn thành các hạng mục sau đây : - Xuất phát từ kênh Vĩnh Tế, đào thêm các kênh T4, T5 và T6 băng qua khu vực Bắc Hà Tiên đổ vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên. - Mỗ thêm các cửa tiêu nước ra biển Tây như Lung Lớn (ứng với T6), Tuần Thống (ứng với T5) và T6 (ứng với T6). - Xây dựng các đập ngăn mặn phía biển Tây . - Xây dựng đập tràn cao - su Tha La và Trà Sư ngăn dòng lũ từ vùng trũng Campuchia chảy qua 7 cầu đổ vào TGLX . Các hạng mục công trình này đã làm biến đổi quy luật dòng chảy lũ của TGLX. Vì vậy nghiên cứu sự biến đổi đó, xác lập được quy luật mới, làm nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả của công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây, làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong TGLX thời kỳ "hậu công trình" là hết sức cấp bách. Từ khóa: TGLX, dòng chảy lũ, đập tràn, Tha La và Trà Sư |
1 |
2 |
Sử dụng hàm hồi quy từng bước để dự báo dông nhiệt thờĩ hạn 6-12 giờ cho khu vực Hà Nội trong các tháng nửa đầu mùa hè Nguyễn Viết Lành1 1Trường Cán bộ KTTV Hà Nội Tóm tắt: Việc nghiên cứu, dự báo dông nói chung, dông nhiệt nói riêng, ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề rất cấp bách. Nhu cầu thực tế của một số ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi những bản tin dự báo dông có độ chính xác cao mới có thể tránh được những thiệt hại về người và của cũng nhữ kế hoạch hoá được trong sản xuất, đặc biệt là trong các ngành giao thông đường không, đường thủy. Nhìn chung, trong công tác nghiệp vụ dự báo thời tiết ở nước ta cho đến nay, phương pháp synop vẫn là phương pháp chủ đạo, chưa có được một phương pháp khác thay thế. Do đặc thù của phương pháp này mà việc dự báo dông nhiệt cho một địa phương cụ thể gặp phải những khó khăn đáng kể. Như đã biết, dông nhiệt là một hiện tượng khí tượng có quy mô nhỏ, việc dự báo nó bằng phương pháp synop khó có thể tính hết được những nhân tố ảnh hưởng đến các quá trình hình thành và phát triển của chúng. Bởi vậy, để dự báo hiện tượng này được chính xác hơn, bên cạnh phương pháp synop cần phải có những phương pháp khách quan khác bổ trợ. Một trong những phương pháp bổ trợ được sử dụng rộng rãi là phương pháp thống kê vật lý. Phương pháp thống kê vật lý dựa trên cơ sở xử lý tính tóan tập số liệu quan trắc, nghiên cứu mối quan hệ thống kê giữa hiện tượng cần dự báo với tập các nhân tố dự báo. Từ đó rút ra những quy luật thống kê mô tả quá trình hình thành, phát triển và tan rã của dông nhiệt, xây dựng các công thức dự báo hiện tượng. Từ khóa: hồi quy, dự báo dông nhiệt, dông nhiệt |
15 |
3 |
Về một mô hình hai chiều không dùng tính toán dòng chảy vịnh Gành Rái Võ Thanh Tân1, Lê Quang Toại1 1Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP.HCM Tóm tắt: Mô hình hai chiều không dừng có tính đến các thành phần phi tuyến và ma sát rối ngang được áp dụng để nghiên cứu dòng chảy vịnh Gành Rái. Với phương pháp phần tử hữu hạn tuyến tính và sử dụng phương pháp lặp để đánh giá các số hạng phi tuyến và tính phi tuyến của ma sát tại đáy biển. Mô hình được xây dựng với trường ứng suất gió trên bề mặt biển có thể thay đổi theo thời gian và không gian trong cả mạng lưới tính toán. Sự ảnh hưởng của độ sâu đáy biển lên dòng chảy được đánh giá bằng cách so sánh dòng chảy tính toán vói dòng chảy có độ sâu đáy biển không đổi. Hai phương án thực nghiệm số trị khác nhau được áp dụng vào mô hình là tính toán dòng chảy vịnh Gánh Rái với dao động mực nước biển tuần hoàn trên biên lỏng và dòng chảy gió ứng với các trường gió mùa đặc trưng trong năm. Từ khóa: mô hình hai chiều, dòng chảy, vịnh Gành Rái |
23 |
4 |
Thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh địa tĩnh GMS-5 trong đánh giá mưa Hoàng Minh Hiền1, Nguyễn Vinh Thư1 1Trung tâm quốc gia dự báo KTTV Tóm tắt: Từ tháng 5-1997 tại TTQGDBKTTV có thể thu được các ảnh vệ tỉnh địa tĩnh GMS-5 độ phân giải cao với 4 kênh phổ khác nhau. Một số nghiên cứu ban đầu nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ KTTV đã được tiến hành tại Tổ Khí tượng Vệ tinh trong đó có vấn đề về đánh giá trường mưa. Có nhiều phương pháp khác nhau sử dụng thông tin GMS-5, trong đó có các phương pháp đánh giá mưa từ các ảnh phổ hồng ngoại, ảnh thị phổ hoặc từ tổ hợp các kênh phổ khắc nhau. Ngoài tổ họp ảnh thị phổ VIS và ảnh hồng ngoại IR1, chúng tôi đã tập trung thử nghiệm phương pháp đánh giá về mưa thông qua tổ hợp ba kênh phổ hồng ngoại nhiệt IR1, IR2 và kênh hơi nước, WV. Phương pháp này có những ưu điểm riêng đặc biệt là khả năng khai thác ảnh hơi nước và đánh giá về mưa một cách khá liên tục vào cả ban ngày và ban đêm. Kết quả thử nghiệm ban đầu trong vài năm qua cho thấy bước đầu có thể đưa kỹ thuật này vào áp dụng trong phân tích về trường mưa đã qua và hiện tại, hỗ trợ thêm thông tin trong một số vấn đề liên quan đến công tác nghiệp vụ khí tượng thủy văn. Từ khóa: Ảnh vệ tinh, GMS-5, đánh giá mưa |
30 |
5 |
Tính toán các đặc trưng nhiệt - động lực và năng lượng của khí quyển Lê Đình Quang1, Đặng Tùng Mẫn1 1Viện Khí tượng Thủy văn Lê Đình Quang, Đặng Tùng Mẫn (2000), Tính toán các đặc trưng nhiệt - động lực và năng lượng của khí quyển. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 479, 36-37. Tóm tắt: Từ khóa: đặc trưng nhiệt, động lực, khí quyển |
36 |
6 |
Giảm thiểu và loại bỏ kim loại nặng từ chất thải công nghiệp độc hại Tôn Thất Lãng1 1Trường Cán bộ KTTV, TP. Hồ Chí Minh Tôn Thất Lãng (2000), Giảm thiểu và loại bỏ kim loại nặng từ chất thải công nghiệp độc hại. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 479, 38-44. Tóm tắt: Từ khóa: Giảm thiểu, kim loại nặng, chất thải công nghiệp |
38 |
7 |
Áp dụng mô hình động thái ARIMA và phần mềm thống kê SAS trong việc xây dựng mô hình dự báo lượng mưa vụ đông ở khu vực Hà Nội Dương Văn Khảm1 1Viện Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng vụ đông được quyết định bởi nhiềụ yếu tố, trong đó lượng mưa là một trong những yếu tố quan trọng. Đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, điện lực nếu dự báo được lượng mưa từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 hăm sau (gọi là lượng mưa vụ đông) sẽ có kế hoạch bố trí gieo trồng, tưới, tiêu, phát điện hợp lý... Từ khóa: ARIMA, SAS, mô hình dự báo lượng mưa |
45 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2000
Đăng ngày: 10-03-2020-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.