Số 695 * Tháng 11 năm 2018
TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO PM 2.5 CHO KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kỳ Phùng1, Nguyễn Quang Long2, Nguyễn Văn Tín3, Lê Thị Phụng4 1Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán 2Trường Khoa học Tự nhiên-TPHCM 3Phân viện KH KTTV BĐKH 4Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HCM Tóm tắt: Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng đối với các đô thị hiện nay nhất là đo thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh với dân số trên 10 triệu người. Các nguồn phát thải ô nhiễm không khí không chỉ đến từ hoạt động công nghiệp và còn từ hoạt động giao thông. Việc theo dõi diễn biến tình hình chất lượng không khí là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng quy trình dự báo PM 2.5 bằng việc kết hợp các mô hình CMAQ, SMOKE, WRF . Quá trình dự báo kết hợp phương pháp đồng bộ với dữ liệu vệ tinh MODIS để nâng cao độ chính xác của dự báo. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định của phương trình đạt R=0.8 cho thấy quy trình đề xuất đạt hiệu quả yêu cầu đề ra, đảm bảo theo dõi và dự báo được tình hình chất lượng không khí với độ chính xác cao. Từ khóa: Ô nhiễm không khí, Bụi PM 2.5, mô hình CMAQ. |
1 |
2 |
ỨNG DỤNG TỔ HỢP MÔ HÌNH MIKE 11 - MIKE SHE TRONG MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ XÓIN GẦM KHU VỰC TRUNG TÂM HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ Trần Hữu Tuyên1, Hoàng Hoa Thám1, Hoàng Ngô Tự Do1 ,Nguyễn Việt Hùng2,Bùi Thắng3 1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2Sở TNMT Thừa Thiên Huế 3Liên hiệp các hội KHKT Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Vận tốc dòng chảy là yếu tố động lực quyết định sự hình thành và phát triển của hiện tượng xói ngầm và dẫn đến sự hình thành các hố sụt ở trên mặt đất (thềm sông, mái đê,…) vào mùa mưa lũ. Trong nghiên cứu này trình bày việc sử dụng tổ hợp mô hình MIKE 11 – MIKE SHE trong việc mô phỏng thủy lực của dòng mặt và dòng ngầm nhằm xác định vận tốc dòng chảy nước dưới đất trong trận lũ đại diện năm 2009. Kết quả nghiên cứu đã mô phỏng cường độ và sự phân bố của dòng chảy ngầm, xác định được các vùng có nguy cơ cao về xói ngầm ở khu vực trung tâm huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ khả năng ứng dụng tổ hợp mô hình MIKE 11 và MIKE SHE cho việc dự báo nguy cơ sụt đất do biến dạng thấm khu vực bậc thềm ven sông, đê đập vào mùa mưa lũ. Từ khóa: Xói ngầm, biến dạng thấm, MIKE 11- MIKE SHE, Nam Đông |
8 |
3 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÁ SO SÁNH CÁC DỮ LIỆUM ƯA VỆ TINH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO LƯU VỰC SÔNG CẢ Bùi Tuấn Hải1, Nguyễn Văn Tuấn1 1 Viện Quy hoạch Thủy lợi Tóm tắt: Dữ liệu mưa vệ tinh ngày nay được áp dụng trong nhiều nghiên cứu dòng chảy trên cácl ưu vực sông, đặc biệt là vấn đề quản lý nguồn nước xuyên biên giới nói chung, lưu vực sông Cả nói riêng. Để lựa chọn được dữ liệu mưa vệ tinh cho nghiên cứu dòng chảy trên lưu vực sông Cả, nghiên cứu này đã đánh giá, phân tích và so sánh giữa các dữ liệu mưa vệ tinh độ phân giải cao là GPM,T RMM, CHIRPS, CMORPH với dữ liệu mưa tại các trạm đo mưa (2015-2017) trên toàn lưu vực sông Cả. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm tại các trạm đo để so sánh, đánh giá với dữ liệu từ mưa vệ tinh các chỉ tiêu như khả năng nhận diện mưa, tổng lượng mưa, tương quan giữa các lượng mưa, đánh giá lượng mưa theo phân bố vùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng nhận diện mưa ngày ở các dữ liệu mưa vệ tinh là khá tốt, tuy nhiên tương quan lượng mưa ngày lại không cao; nghiên cứu cũng rút ra kết luận về tương quan lượng mưa tháng, phân bố lượng mưa năm giữa các dữ liệu mưa. Từ khóa: Mưa vệ tinh, lưu vực sông Cả, GSMAP , GPM, CHIRPS, CMORPH. |
17 |
4 |
TÍNH PHÂN ĐOẠN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SÔNG GIANH (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) Nguyễn Tiến Hải1, Vũ Hải Đăng1, Nguyễn Bá Thủy2 1Viện Địa chất và Địa vật lý biển, VAST 2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia Tóm tắt: Trên cơ sở đặc điểm hình thái của sông có thể xác lập sự phát triển của sông Gianh (đoạn Cô Cang - Cửa Gianh) gồm 3 đoạn có đặc điểm khác nhau như sau: i) Đoạn sông uốn khúc Cô Cang - Cồn Tiên Xuân: dài 27,7 km, lòng sông hẹp (80 - 250 m), độ sâu đáy không ổn định (2 5 m), bãi bồi ven bờ phát triển mạnh ở bờ lồi và hoạt động xói lở diễn ra mạnh ở bờ lõm dưới tác động chủ yếu của động lực sông; ii) Đoạn sông bện (rối): cồn Tiên Xuân - Quảng Phú (dài 17,06 km): sông có dạng thẳng, lòng sông rộng (800-2.200m), bãi bồi giữa sông phát triển mạnh dưới tác động của dòng chảy sông và thủy triều; iii) Đoạn sông thẳng Quảng Phú - Cửa Gianh (9,23 km): sông thẳng, rộng (800 - 1.000 m), độ sâu đáy sâu lớn (8 - 12,5 m), hoạt động xói lở - bồi tụ diễn ra chủ yếu ở cửa sông bởi mối tương tác giữa động lực biển (sóng và thủy triều) và động lực sông. Xu thế phát triển chung của sông: i) Biến động mạnh ở đoạn sông uốn khúc bởi hoạt động xói lở - bồi tụ trầm tích; ii) Đoạn sông bện: chỉ biến động ở khu vực giữa sông bởi hoạt động xói lở - bồi tụ các bãi bồi; iii) Trong đoạn sông thẳng: khu vực cửa sông có thể dịch chuyển hoặc thu hẹp với mức độ không lớn. Từ khóa: Đoạn sông, Sông Gianh, Xói lở bờ, Uốn khúc, Sông Bện. |
29 |
5 |
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH EFDC MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ HẠ LƯU SÔNG CẢ Phạm Văn Tuấn1, Nguyễn Tiến Quang1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa trong việc mô phỏng dòng chảy phía hạ lưu và khu vực cửa sông ven biển là hết sức quan trọng. Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình EFDC (Environ-m ental Fluid Dynamics Code) để mô phỏng thủy lực cho dòng chảy lũ 2 chiều ở hạ lưu sông Cả từt rạm thủy văn bến Thủy đến trạm thủy văn Cửa Hội cho các năm 1978, 1988 và 2002. Kết quả hiệuc hỉnh, kiểm định và mô phỏng dòng chảy lũ 2 chiều hạ lưu sông Cả đoạn từ trạm thủy văn Bến Thủyđ ến trạm thủy văn Cửa Hội cho thấy mô hình EFDC hoàn toàn phù hợp để mô phỏng dày chảy 2c hiều trong sông ở hạ lưu sông Cả. Từ khóa: EFDC, dòng chảy lũ, sông Cả. |
36 |
6 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 ST TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY BÙN CÁT CHO VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÊ KÔNG Trần Văn Tình1, Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Thành Luân2, Hoàng Ngọc Quang1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Tóm tắt: Số liệu bùn cát là đầu vào không thể thiếu của mô hình MIKE21 ST tính toán vậnc huyển bùn cát và diễn biến đường bờ vùng cửa sông ven biển. Trong thực tế, các số liệu bùn cát chỉ được quan trắc tại một số vị trí trên sông lớn và cách xa cửa sông. Do đó, việc tính toán dòng chảy bùn cát cho các cửa sông không có sô liệu quan trắc là rất cần thiết. Nghiên cứu này trình bày các kết quả ứng dụng mô hình MIKE11 ST để tính toán dòng chảy bùn cát vùng hạ lưu sông MêKông làm đầu vào cho mô hình MIKE21 ST nghiên cứu chế độ vận chuyển bùn cát vùng ven biển Nam Bộ. Từ khóa: Bùn Cát, MIKE11ST, sông Mê Kông. |
47 |
7 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG BA THUỘC TỈNH GIA LAI BẰNG GIẢI ĐOÁN ẢNH LANDSAT Phan Sỹ Đồng1 1Phòng dự báo - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên Tóm tắt: Ngày nay công nghệ viễn thám và GIS có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng dụng trong nghiên cứu tài nguyên nước: Lập bản đồ phân bố tài nguyên nước; Bản đồ phân bố mạng lưới thuỷ văn; Bản đồ các vùng đất thấp, vùng trũng bị ngập lụt. Ứng dụng trong khí tượng thuỷ văn: Đánh giá định lượng lượng mưa, bão và lũ lụt, hạn hán; Đánh giá, dự báo dòng chảy, đánh giá tài nguyên khí hậu, phân vùng khí hậu... Việc xây dựng bản đồ ngập lụt (BĐNL) được xây dựng từ kỹ thuật giải đoán ảnh Landsat tương ứng với giá trị H (mực nước) tại trạm Thủy văn An Khê khi hồ thủy điện An Khê thông báo trong 3h, 6h, 12h, hoặc 24h và 48h tới lưu lượng xả trành ồ là một giá trị Q(m3/s) nào đó ta tra vào đường quan hệ Q = f(H) có được mực nước lũ tại trạm Thủy văn An Khê từ đó có thể cảnh báo trước diện tích những xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai bị ngập tương ứng với thời gian 3h, 6h, 12h, hoặc 24h và 48h tới. Xây dựng được công cụ hỗ trợc ảnh báo dòng chảy lũ cho lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Gia Lai thông qua các bản đồ ngập lụt được xây dựng từ kỹ thuật giải đoán ảnh Landsat với các trận lũ điển hình năm 1991, 1992, 1996, 1999,2 001, 2007, 2009, 2011 và 2013 ứng với mực nước tại trạm Thủy văn An Khê, từ đó khi có một trị số H lũ An Khê bất kỳ ta có thể nội suy ra diện tích ngập tương ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Từ khóa: Viễn thám và GI, Dòng chảy lũ, ngập lụt lưu vực sông Ba. |
54 |
8 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2018 Trong tháng 10/2018 xuất hiện một cơn bão là bão số 7 có tên quốc tế là Yutu, không ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết đất liền nước ta. Tình hình nhiệt độ, nhiệt độ cả nước trong tháng 10/2018 trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Tình hình mưa trong tháng 10 trên phạm vi toàn quốc đều thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Riêng tại khu vực Tây Bắc (ngoại trừ Hòa Bình) có tổng lượng mưa cao hơn TBNN. |
63 |