Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2017

Đăng ngày: 01-12-2017 File đính kèm
Số 684* Tháng 12 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BÃO VÀ NƯỚC DÂNG DO BÃO TẠI VEN BIỂN VIỆT NAM

Hoàng Đức Cường1, Nguyễn Bá Thủy1, Nguyễn Văn Hưởng1, Dư Đức Tiến1

1. Trung Tâm dự báo KTTV Quốc gia

Tóm tắt: Hiện trạng (giai đoạn 1951 - 2016) và nguy cơ bão, nước dâng do bão trên dải ven biển Việt Nam được phân tích và đánh giá theo số liệu quan trắc, kết quả của mô hình thống kê và mô phỏng bằng mô hình số trị. Phương pháp Monte Carlo được áp dụng để xây dựng tập hợp bão phát sinh thống kê và nước dâng do bão được mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp thủy triều, sóng và nước dâng do bão (SuWAT-Surge Wave and Tide). Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 1951 - 2016 đã có nhiều cơn bão mạnh đổ bộ và gây nước dâng lớn trên dải ven biển Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong 1000 năm sẽ có 4678 cơn bão đổ bộ vào dải ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Trong đó, vùng biển Quảng Ninh - Thanh Hóa bão mạnh nhất có thể xảy ra đạt cấp 16, Nghệ An - Quảng Trị cấp 16, Quảng Bình - Phú Yên cấp 17, Bình Định - Ninh Thuận cấp 15 và Bình Thuận - Cà Mau có thểđạt cấp 13. Những khu vực có nước dâng bão lớn là ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng (4.5m), Thanh Hóa - Nghệ An (4.0m), Quảng Trị (5.0m). Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão tại ven biển Việt Nam.

Từ khóa: Bão, Nước dâng bão, Monte Carlo, SuWAT.

1

2

PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO ĐIỂM DỰ BÁO MƯA, NHIỆT ĐỘ CHO SƠN LA

Lương Tuấn Minh1, Trần Tiến Đạt1, Vũ Duy Tiến2

1. Trung tâm Ứng dụng công nghệ và bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV & MT

2. Trung tâm Thông tin dữ liệu KTTV

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả ứng dụng phương án dự báo tổ hợp nhằm thử nghiệm dự báo cho điểm trạm Sơn La. Số liệu dự báo từ các mô hình GFS, GSM được đưa vào tính toán tổ hợp trong thời kì năm 2011 với hai phương án tổ hợp trung bình đơn giản và tổ hợp trung bình có trọng số. Thời hạn dự báo là 3 ngày với các thời đoạn dự báo 24h, 48h, 72h. Kết quả dự báo được so sánh với số liệu thực đo tại trạm Sơn La từ đó đưa ra những đánh giá phân tích chi tiết cho từng yếu tốmưa và nhiệt. Kết quả cho thấy đối với nhiệt độ phương pháp tổ hợp trung bình có trọng số cho kết quả dự báo phù hợp với thực tế hơn phương án tổ hợp trung bình đơn giản. Đối với yếu tố mưa thì phương án tổ hợp trung bình đơn giản cho kết quả phân bố mưa sát thực hơn, phương án tổ hợp trung bình có trọng số có khả năng bắt được các hiện tượng cực trị tốt hơn. Từ những kết quả đạt được nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành tính toán thử nghiệm cho các điểm trạm khí tượng trêntoàn quốc nhằm đưa ra những kết luận, đánh giá chính xác và chi tiết hơn phục vụ cho bài toán dựbáo điểm.

Từ khóa: Tổ hợp, dự báo điểm, nhiệt độ, lượng mưa.

10

3

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG

Lưu Văn Ninh1, Nguyễn Minh Giám2

1. Đài khí tượng thủy văn An Giang

2. Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ

Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tích, đánh giá tài nguyên khí hậu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng An Giang nằm gần đường xích đạo và có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao và đồng đều, độ ẩm cao quanh năm. Nhiều biến sốkhí hậu, chẳng hạn như nhiệt độ trung bình tháng, không cho thấy sự biến đổi lớn theo năm. Tuy nhiên, nhiều biến thể biểu hiện các biến đổi nổi bật trong ngày (hoặc hàng ngày) theo từng giờ, cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nóng lên của mặt trời đối với khí hậu địa phương. Khí hậu của An Giang được đặc trưng bởi hai mùa gió mùa chia cách nhau bởi các thời kỳ gió mùa. Gió mùa ĐôngBắc bắt đầu từ tháng 12 đến đầu tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ ởAn Giang thay đổi chút ít từ tháng này sang tháng khác. Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng 12 và tháng 01 là thời tiết mát nhất. Dựa vào kết quả đặc điểm khí hậu tỉnh An Giang có thể tiến hành phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, bốc hơi, nắng, gió, phân vùng khí hậu An Giang.

18

4

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ LƯU VỰC SÔNG HOÀNG LONG

Nguyễn Hải Lân1, Võ Văn Hòa1, Nguyễn Hồng Hạnh1

1. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: Lưu vực sông Hoàng Long thuộc tỉnh Ninh Bình thường xuyên gánh chịu nhiều thiên tai do lũ lụt gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, phá hủy nhà cửa, ruộng đồng, tác động lâu dài đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế cho tỉnh. Để góp phần cải thiện vấn đề trên, nghiên cứu đã ứng dụng thành công mô hình MIKE 11 trong việc dự báo lũ cho lưu vực sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế. Kết hợp công cụ tính toán mưa dự báo cho các trạm Kim Bôi, Chi Nê, Cúc Phương, Nho Quan từ mưa dự báo tại trạm Ninh Bình và công cụ biên tập số liệu đầu vào theo khuôn dạng của mô hình MIKE 11. Từ đó xây dựng được phương án dự báo lũ cho lưu vực sông Hoàng Long phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện khí hậu của khu vực.

Từ khóa: Sông Hoàng Long, Ninh Bình, mô hình MIKE, trạm Bến Đế.

27

5

SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ BIỂN KHU VỰC MŨI CÀ MAU

Trần Văn Tình1, Doãn Hà Phong2

1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Cà Mau là tỉnh có ba mặt giáp biển, nằm giữa hai luồng hải lưu của biển Đông là nơi có hiện tượng xói lở và bồi tụ bờ biển diễn biến này càng phức tạp. Việc sử dụng công nghệ viễn thám và GIS giúp giám sát đường bờ một cách nhanh chóng và chính xác. Các đường bờ trong giai đọan nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2017 được lựa chọn và xây dựng dựa trên các ảnh vệ tinh Land-sat. Bài báo đã cho thấy cái nhìn tổng quan rõ hơn về các vị trí cũng như tốc độ xói lở/bồi tụ bằng công cụ DSAS (Digital Shoreline Analysis System) tại khu vực mũi Cà Mau trong giai đoạn nghiên cứu. Khu vực bờ biển phía Tây quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, khu vực bờ biển phía Đông đường bờbiển biến đổi mạnh và diễn biến phức tạp, hoạt động xói lở chiếm ưu thế. Các kết quả cũng chỉ ra được tốc độ và khoảng cách sạt lở hoặc bồi tụ tại các vị trí đường bờ biến động cung cấp thông tin về tình hình sạt lở cho các cơ quan quản lý có biện pháp khắc phục kịp thời, ổn định cuộc sống người dân trong vùng.

Từ khóa: Cà Mau, Biến động đường bờ, DSAS.

35

6

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU PHI TUYẾN CHO MẠNG LƯỚI SÔNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHO LƯU VỰC SÔNG DINH NINH HÒA

Bùi Văn Chanh1, Trần Ngọc Anh2,3, Lương Tuấn Anh4

1. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

2. Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Trung Tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Mô hình sóng động học một chiều phi tuyến được nhóm tác giả xây dựng và chỉ ứng dụng được cho một đoạn sông. Ứng dụng mô hình thử nghiệm mô hình, tác giả mô phỏng một trận lũ trên sông La Ngà, đoạn từ trạm thủy văn Tà Pao đến trạm thủy van Võ Xu. Phương pháp lặp New-ton ứng dụng trong mô hình được kế thừa và phát triển để mô phỏng cho một nhánh sông và một mạng lưới sông. Thứ tự tính toán của các nhánh sông và điểm gia nhập được xác định trên cơ sởphân cấp mạng lưới sông. Đối với mô hình sóng động học một chiều phi tuyến cho một đoạn song được xây dựng với 3 vòng lặp gồm: thời gian, không gian và lặp Newton, khi phát triển cho mạng lưới sông đã bổ sung thêm vòng lặp về số nhánh sông. Kết quả cải tiến giúp mở rộng phạm vi ứng dụng, mô phỏng sát với thực tế. Mô hình được ứng dụng thử nghiệm cho mạng lưới sông Dinh Ninh Hòa, là lưu vực có 03 nhánh sông gia nhập tương đối lớn và không thể ứng dụng mô hình song động học một chiều phi tuyến cho một đoạn sông. Vì vậy việc cải tiến mô hình là rất cần thiết, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mô phỏng.

Từ khóa: Sóng động học, Dinh Ninh Hòa.

41

7

 

 

8

 

 
Tin tiêu điểm
Tin mới nhất