Số 696 * Tháng 12 năm 2018
TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
SỬ DỤNG LƯỢNG MƯA VỆ TINH ĐÁNH GIÁ KHẢN ĂNG HẠN KHÍ TƯỢNG DỰA TRÊN CHỈ SỐ SPI CHO KHU VỰC TỈNH THANH HÓA Nguyễn Viết Lành1, Nguyễn Văn Dũng2, Trịnh Hoàng Dương3, Trần Thị Tâm3 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa 3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Thanh Hóa là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn hán. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu đánh giá hạn hán cho tiểu vùng Thanh Hóa, do thiếu số liệu quan trắc, khó có thể nắm bắt diễn biến theo không gian về tình trạng hạn hán. Lượ ng mưa của CHIRP (Climate Hazards Group Infrared Precipitation with Station) với thời kỳ dài (1981- hiện tại), độ phân giải cao (5km), có tiềm năng lớn trong giám sát, cảnh báo và dự báo sớm hạn hán. Nhằm mục đích xây dựng công nghệ cảnh báo sớm hạn hán cho khu vực tỉnh Thanh Hóa. Bài báo bước đầu nghiên cứu đánh giá sử dụng lượng mưa tháng của CHIRP .Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) theo các quy mô thờig ian khác nhau (1, 3, 6 và 12 tháng) được tính toán xác định các sự kiện hạn KT. Kế t quả cho thấy, lượng mưa tháng của CHIRP khá phù hợp với quan trắc và có thể nắm bắt được các đặc điểm hạn KT cho tỉnh Thanh Hóa, và xác định 6 sự kiện hạn KT điển hình, nghiệm trọng nhất sự kiên năm 1990 - 1994 và 2015 - 2016. Hạn có xu thế xảy ra trên hầu khắp tỉnh Thanh Hóa; hạn nặng nổi trội ở phía bắc và phía tây bắc với tần suất 8 - 9%, hạn rất nặng nổi trội ở vùng phía đông nam và tây nam tỉnh Thanh Hóa với tần suất 3 - 4%. Hạn khí tượng nghiêm trọng có tác động đáng kể đến sức khỏe thực vật và cây trồng ở Thanh Hóa. Từ khóa: Hạn hán, chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI), lượng mưa CHIRP |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ THOÁT LŨ HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG KONE – HÀ THANH Đỗ Anh Đức1, Bùi Mạnh Bằng1, Hoàng Đức Lâm2 1Viện Thủy Điện và Năng Lượng Tái Tạo 2 Khoa Thủy Văn & Tài Nguyên Nước, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Sự phát triển của các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thoát lũ tại các hệ thống sông. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu kỹ để có những đánh giá một cách định lượng. Trong nghiên cứu này, mô hình Mike Flood được sử dụng để mô phỏng hệ thống sông chế độ thủy động lực hạ lưu hệ thống sông Kone - Hà Thanh. Hệ thống mô phỏng trong điều kiện hiện trạng và khi phát triển các khu độ thị mới. Dựa trên cơ sở so sánh kết quả mô phỏng trong 2 điều kiện ứng với trận lũ 2016 để đưa ra những đánh giá cụ thể về vấn đề tiêu thoát lũ. Từ khóa: Kone, ngập lụt, đô thị, Mike Flood. |
10 |
3 |
TRI THỨC, KINH NGHIỆM ỨNG PHÓ THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LAI CHÂU Vũ Văn Cương1, Trần Thục2, Đinh Thái Hưng3 1Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu 2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 3Tổng Cục Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số áp dụng trong sản xuất, quản lý cộng đồng và ứng xử với môi trường là công cụ, phương tiện quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển và thích ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tri thức, kinh nghiệm trong thực hành sản xuất nông nghiệp của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu nhằm ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm, tri thức đã được người dân sử dụng như: (1) Duy trì và phát triển giống cây trồng địa phương; (2) Xen canh và luân canh cây trồng trên nương và trên ruộng trồng một vụ lúa; (3) Thay đổi phương thức chăn nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan. Những tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu là các giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai và cực đoan khí hậu. Vì thế, những tri thức này cần được tổng hợp, đúc kết và nhân rộng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lai Châu nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ khóa: Tri thức của cộng đồng các dân tộc thiểu số, ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp. |
20 |
4 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÔ HẠN Ở TỈNH NINH THUẬN DỰA TRÊN CHỈ SỐ KHÔ HẠN K Huỳnh Phú1 1 Trường Đại học Công nghệ TP. HCM Tóm tắt: Tại tỉnh Ninh thuận tính hình hạn hán, thiếu nước ngày càng gia tăng, nguồn nước đang ngày càng khan hiếm. Để đảm bảo đủ nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội thì công tác quản lý, phòng chống hạn là vấn đề cần được quan tâm. Kết quả ứng dụng chỉ số hạn K (chỉ số cán cân nguồn nước, đánh giá mức độ khô hạn, thiếu nước và xây dựng bản đồ hạn hán tại tỉnh Ninh thuận đã cho một cái nhìn tổng quan về hạn và khả năng xảy ra hạn và đây cũng là cơ sở để tham khảo trong thiết lập hệ thống đánh giá, giám sát và cảnh báo hạn hán, cho phép định hướng khai thác nguồn nước hợp lý. Từ khóa: Hạn hán, thiếu nước, chỉ số khô hạn K. |
27 |
5 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ SỰ DỊCH CHUYỂN VÀ THAY ĐỔI ĐỘ RỘNG CỬA SÔNG ĐÀ NÔNG TỈNH PHÚ YÊN Phùng Đức Chính1, Trần Ngọc Vĩnh2, Phạm Duy Huy Bình2, Nguyễn Tiền Giang2 1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Báo cáo trình bày kết quả ứng dụng viễn thám và GIS để đánh giá sự dịch chuyển và thay đổi độ rộng cửa sông Đà Nông tỉnh Phú Yên. Từ dữ liệu ảnh Landsat thu thập được trong giai đoạn 1988 - 2015, đã sử dụng phần mềm ENVI 5.1 và công cụ GIS để phân tích, giải đoán dữ liệu ảnh, phục vụ đánh giá sự dịch chuyển và thay đổi độ rộng cửa sông. Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn 1988 - 2001, cửa sông Đà Nông có xu thế dịch chuyển từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, độ rộng cửa sông thay đổi hàng năm nhưng xu thế bồi lấp là chủ yếu. Trong giai đoạn 2002 - 2 013, vị trí cửa sông tương đối ổn định, cửa sông ít dịch chuyển, thời kỳ ổn định nhất là từ năm 2010 - 2011, độ rộng cửa sông gần như không đổi. Trong giai đoạn 2014 - 2015, cửa sông mở rộng và bị xói lại, ở cả phía trong và ngoài cửa sông. Từ khóa: Cửa sông Đà Nông, bồi lấp, sạt lở, viễn thám và GIS. |
34 |
6 |
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO MƯA LỚN CỦA HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP HẠN NGẮN TRÊN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Nguyễn Thanh Thủy1, Võ Văn Hòa1, Trần Tân Tiến2, Mai Khánh Hưng3 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 2Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học QG Hà Nội 3Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia Tóm tắt: Kết quả đánh giá khả năng dự báo mưa lớn của hệ thống dự báo tổ hợp hạn ngắn (SREPS) trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ dựa trên số liệu quan trắc tại 14 điểm trạm trong giai đoạn 2010 đến 2017 được đưa ra trong bài báo này. Lượng mưa tích lũy 24h được sử dụng để đánh giá. Kết quả đánh giá cho thấy hệ thống SREPS nói chung có xu hướng dự báo thiên thấp tại hầu hết các ngưỡng mưa và hạn dự báo. Với dự báo định lượng, SREPS có khả năng dự báo tốt lượng mưa hạn dự báo 24h (với ngưỡng mưa dưới 100mm) và hạn dự báo 48h (với ngưỡng mưa dưới 50mm). Đối với hạn dự báo 72h, chất lượng dự báo mưa không được tốt. Ngoài ra, với lượng mưa lớn hơn 100mm/24h, dự báo mưa từ các dự báo thành phần của hệ thống SREPS đều không có khả năng dự báo được. Dự báo trung bình tổ hợp chỉ đem lại sự cải thiện trong chất lượng dự báo trong 24h đầu tiên do độ tán của SREPS tại hạn dự báo này là phù hợp và phần nào nắm bắt được nghiệm thực . Từ khóa: Đánh giá dự báo, mưa lớn, dự báo tổ hợp hạn ngắn. |
42 |
7 |
THỬ NGHIỆM DỰ BÁO HẠN MÙA SỐ ĐỢT KHÔNG KHÍ LẠNH TRONG CÁC THÁNG CHÍNH ĐÔNG DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN DỰ BÁO HOÀN HẢO Đinh Hữu Dương1, Võ Văn Hòa1 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng các phương trình dự báo hạn mùa cho số đợt không khí lạnh trong các tháng mùa đông trên khu vực Bắc Bộ dựa trên cách tiếp cận dự báo hoàn hảo. Các nhân tố dự báo được lựa chọn là các chỉ số gió mùa mùa đông dựa trên nghiên cứu của Li Yueqing và Yang Song (2010). Các phương trình dự báo được xây dựng dựa trên phương pháp hồi qui tuyến tính đơn biến và đa biến trong đó sử dụng bộ số liệu từ 1992 - 2015 để làm tập số liệu phụ thuộc. Kết quả đánh giá cho thấy phương trình dự báo đa biến cho kết quả dự báo tốt nhất. Phương trình dự báo này được sử dụng để thử nghiệm dự báo trong điều kiện nghiệp vụ dựa trên số liệu dự báo hạn mùa của ECMWF. Kết quả đánh giá cho các năm 2011 - 2016 cho thấy phương trình dự báo đã dự báo khá tốt tổng số đợt lạnh, đặc biệt là các dự báo thực hiện từ tháng 8. Từ khóa: Dự báo hạn mùa, không khí lạnh, chỉ số gió mùa mùa đông, dự báo hoàn hảo. |
54 |
8 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2018 Trong tháng 11/2018 xuất hiện ba cơn bão trên khu vực Biển Đông trong đó cơn bão là bão số 8 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực Nam Trung Bộ và bão số 9 ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực từ PhanT hiết đến Vũng Tàu. Tình hình nhiệt độ, nhiệt độ cả nước trong tháng 11/2018 trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Tình hình mưa trong tháng 11 trên phạm vi toàn quốc đều thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Riêng tại khu vực từ Phú Yên đến Bình Thuận, khu vực Lâm Đồng của Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có tổng lượng mưa cao hơn TBNN. |
62 |