MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019

Đăng ngày: 26-12-2019 File đính kèm
Số 708* Tháng 12 năm 2019

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Cân bằng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bằng mô hình MIKE HYDRO BASIN

Vũ Thị Thu Lan1, Hoàng Thanh Sơn2, Nguyễn Bách Tùng3, Đào Bích Thuỷ4, Nguyễn Thị Hải Yến2

1Ban Ứng Dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3Trung tâm Động lực học Thuỷ khí Môi trường

4Viện kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn, Nguyễn Bách Tùng, Đào Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Hải Yến (2019), Cân bằng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bằng mô hình MIKE HYDRO BASIN. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 1-12.

Tóm tắt: Liên tiếp trong các năm gần đây, tình trạng thiếu nước sử dụng cho các hoạt động như cấp sinh hoạt cho dân cư và các dịch vụ du lịch ở TP Đà Nẵng và TP Hội An thường xuyên xảy ra, diện tích đất nông nghiệp ở các khu vực đồi và đồng bằng bị hạn hán mở rộng... Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE HYDRO basin áp dụng cho LVS Vu Gia - Thu Bồn nhằm đánh giá thực trạng thiếu nước sử dụng trên cơ sở cân bằng nguồn nước với nguyên tắc phân chia các tiểu lưu vực theo thể tự nhiên. Kết quả tính toán cho thấy vấn đề thiếu nước sử dụng tập trung ở vùng hạ du (hạ du Vu Gia, hạ lưu Thu Bồn, Vĩnh Điện, Ly ly, Trường Giang) mà nguyên nhân là nguồn cấp nước không đảm bảo (bao gồm cả lượng và chất lượng). Đối với các khu vực trung du, tình trạng thiếu nước là do thiếu công trình khai thác.

Từ khóa: Vu Gia- Thu Bồn, MIKE HYDRO Basin, Cân bằng nước, thiếu nước sử dụng

1

2

Phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Serepok

Huỳnh Phú1

1Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh

Huỳnh Phú (2019), Phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Serepok. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 13-22.

Tóm tắt: Tài nguyên nước là yếu tố thiết yếu, có mối quan hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên khác như đất, không khí và tài nguyên sinh vật, nó quyết định mọi khía cạnh phát triển của địa phương hay một vùng, lãnh thổ. Hiện nay, vấn đề quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông là yêu cầu cấp thiết đang được quan tâm rất lớn trên thế giới và Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau, phương pháp lấy mẫu nước, phương pháp phân tích chất lượng nước, phương pháp ứng dụng phần mềm tin học WQI_Serepok nhằm cung cấp nhanh chóng đầy đủ thông tin về chất lượng nước, giúp cơ quan quản lý ra quyết định phù hợp trong công tác quản lý và phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Serepok.

Từ khóa: Phát triển, Phát triển bền vững, Tài nguyên nước, Lưu vực Sông Serepok, WQI.

13

3

Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho tỉnh Bình Định

Mai Kim Liên1,2, Mai Trọng Nhuận3, Nguyễn Xuân Hải2,4

1Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

2Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội

3Đại học quốc gia Hà nội

4Vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường

Mai Kim Liên, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Xuân Hải (2019), Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho tỉnh Bình Định. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 23-35.

Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay các địa phương cần quan tâm chủ động xây dựng cơ cấu kinh tế ứng phó có hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đã áp dụng bộ tiêu với 7 nhóm tiêu chí với 43 tiêu chí thành phần để lồng ghép biến đổi khí hậu vào chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực cụ thể là tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 1/43 tiêu chí chiếm 2,32% đạt mức tốt, 19/43 tiêu chí chiếm 44,2% - mức đạt, và 5/43 tiêu chí chiếm 11,62% - mức trung bình. Bộ tiêu chí này có thể được sử dụng để đánh giá tin cậy việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào các chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Từ khóa: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Lồng ghép biến đổi khí hậu, Bộ tiêu chí, Bình Định.

23

4

Đề xuất phân vùng chức năng vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh

Ngô Nam Thịnh1, Nguyễn Huy Anh1, Nguyễn Kỳ Phùng2

1Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

2Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Ngô Nam Thịnh, Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Kỳ Phùng (2019), Ngô Nam Thịnh, Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Kỳ Phùng. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 36-44.

Tóm tắt: Phân vùng chức năng vùng bờ Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở tích hợp các yếu tố tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội dưới sự trợ giúp của phần mềm GIS. Kết quả nghiên cứu đã phân chia lãnh thổ vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh thành 4 vùng, 23 tiểu vùng và 04 chức năng chính: chức năng bảo vệ, bảo tồn với diện tích 22.370,97 ha chiếm 35% diện tích; chức năng phục hồi hệ sinh thái 4.017,12 chiếm 6%; chức năng không gian sinh sống 1.854,32 ha chiếm 3%; chức năng phát triển kinh tế - xã hội có diện tích 35.452,68 ha chiếm 56% diện tích quy hoạch. Kết quả phân vùng chức năng vùng bờ Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học quan trọng để Hồ Chí Minh xây dựng những giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong tương lai.

Từ khóa: Vùng bờ, huyện Cần Giơ, chức năng vùng bờ

36

5

Ảnh hưởng của tải trọng hữu cơ đến quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên bể phản ứng theo mẻ luân phiên cải tiến

Lê Thị Hải Ninh1, Ngô Mạnh Linh1, Trần Thị Thu Thủy1, Đinh Văn Viện2

1Viện Khoa học vật liệu

2Viện Công nghệ môi trường

Lê Thị Hải Ninh, Ngô Mạnh Linh, Trần Thị Thu Thủy, Đinh Văn Viện (2019), Ảnh hưởng của tải trọng hữu cơ đến quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên bể phản ứng theo mẻ luân phiên cải tiến. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 45-54.

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng hữu cơ (OLR) đến quá trình hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí trên bể phản ứng theo mẻ luân phiên (SBR) cải tiến quy mô phòng thí nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện với hai mức tải trọng hữu cơ (OLR) là 2,4 kg COD/m3.ngày và 3,6kg COD/m3.ngày. Kết quả sau 24 ngày chạy vận hành ở tải trọng 2,4kg COD/m3.ngày, kích thước bùn hạt chủ yếu < 1mm và tăng dần lên kích thước từ 3-5mm sau 35 ngày, chỉ số thế tích bùn (SVI) ổn định và bằng 75,3 mL/g. Hiệu quả xử lý COD là 96,4±1,27 %. Tuy nhiên, khi tăng tải trọng lên mức 3,6 kg COD/m3.ngày, sau 2 tuần vận hành các hạt bùn có xu hướng bị vỡ và kích thước giảm từ 3-5mm xuống còn 0,5-1 mm, SVI giảm nhanh và đạt ổn định với 33 mL/g, hiệu quả xử lý COD là 94,5 ± 1,65 %.

Từ khóa: Bùn hạt hiếu khí, Hệ SBR cải tiến, Xử lý COD.

45

6

Đánh giá khả năng dự báo thời tiết của mô hình WRF (Weather, Research and Forecasting) cho khu vực Nam Bộ

Lê Ánh Ngọc1, Nguyễn Văn Tín1, Trần Như Phát1, Nguyễn Văn Hồng1

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Lê Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Tín, Trần Như Phát, Nguyễn Văn Hồng (2019), Đánh giá khả năng dự báo thời tiết của mô hình WRF (Weather, Research and Forecasting) cho khu vực Nam Bộ. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 55-63.

Tóm tắt: Trong những năm gần đây diễn biến thời tiết ngày càng trở nên phức tạp hơn, việc sử dụng công nghệ, cụ thể là các mô hình dự báo để hỗ trợ trong công việc dự báo thời tiết trở nên cần thiết. Bài báo này đánh giá khả năng sử dụng mô hình WRF để dự báo thời tiết điểm (20 trạm) từ tháng 1-9/2019, kết quả đánh giá cho thấy mô hình WRF đã dự báo khá tốt trường nhiệt, sai số MAE dự báo dao động chủ yếu từ 0,8-2,2oC. WRF cho dự báo thiên cao với nhiệt độ tối cao tuyệt đối và thiên thấp với nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở hầu hết các trạm.WRF dự báo lượng mưa thiên cao so với lượng mưa thực tế đo được (trừ trạm Côn Đảo). Chỉ số MAE dao động từ 9-49mm. Sai số bình phương phương quân dao động từ 16-64mm. Chỉ số dự báo sai (FAR) dao động từ 0,16-0,3, điểm số thành công dao động từ 0,5-0,73 và PC từ 0,6-0,76. WRF dự báo chưa tốt trong tháng 7 và dự báo khá tốt trong tháng 8 và tháng 9.

Từ khóa: WRF, dự báo, mưa, nhiệt.

55

7

Định hướng công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp ở vùng Bắc Trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Hoàng Anh1, Đỗ Hoài Nam2

1Văn phòng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

2Bộ Khoa học và Công nghệ

Nguyễn Thị Hoàng Anh, Đỗ Hoài Nam (2019), Định hướng công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp ở vùng Bắc Trung bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 64-74.

Tóm tắt: Bắc Trung Bộ là một trong bảy vùng kinh tế được quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu việc phát triển kinh tế của vùng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, do đó cần phải có định hướng rõ rệt để áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản xuất ngành trồng trọt hiện nay. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đa chiều, phân tích, tổng hợp tài liệu,kết hợp giữa phân tích từng địa phương với phân tích liên vùng để lựa chọn ra những định hướng công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp thích hợp cho Bắc Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Những định hướng của nghiên cứu này có thể góp phần giúp cho khu vực Bắc Trung Bộ có thêm tầm nhìn và cải tiến trong việc ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhằm ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Bắc Trung Bộ, sản xuất nông nghiệp, khoa học và công nghệ.

64

8

Nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo sóng bằng mô hình 2D

Hồ Công Toàn1, Huỳnh Thị Mỹ Linh1, Trần Tuấn Hoàng1, Châu Thanh Hải1, Nguyễn Phương Đông1, Phan Thị Diễm Quý1, Nguyễn Trâm Anh2, Phạm Thanh Long1

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ Công Toàn, Huỳnh Thị Mỹ Linh, Trần Tuấn Hoàng, Châu Thanh Hải, Nguyễn Phương Đông, Phan Thị Diễm Quý, Nguyễn Trâm Anh, Phạm Thanh Long (2019), Nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo sóng bằng mô hình 2D. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 708, 75-82.

Tóm tắt: Mô hình MIKE 21/3 FM couple được sử dụng để nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo sóng khu vực biển Nam Bộ. Kiểm định mực nước tại trạm Vũng Tàu, độ cao sóng tại trạm Côn Đảo và Phú Quốc năm 2017 và 2018 cho tương quan khá tốt. Vì vậy, bộ thông số mô hình đáp ứng tốt dự báo sóng cho các nghiên cứu khác trong tương lai. Bên cạnh đó, mô hình có thể được sử dụng để tính toán nước dâng do bão, áp thấp nhiệt đới, nghiên cứu vận chuyển trầm tích ven bờ, ... Những kết quả của nghiên cứu này có thể hữu ích cho việc tính toán xói mòn, bảo vệ bờ biển, các hoạt động quản lý vùng ven biển và năng lượng sóng tái tạo xung quanh khu vực ven biển Nam Bộ.

Từ khóa: Mô hình 2D, dự báo sóng, Nam Bộ.

75

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất