Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 2 năm 2018

Đăng ngày: 01-02-2018 File đính kèm
Số 686 * Tháng 2 năm 2018

Số 686 * Tháng 2 năm 2018

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH HỒ ĐẬP TỚI DÒNG CHẢY HẠ LƯU SÔNG LA NGÀ, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN THỦY LỰC PHỤC HỒI DÒNG CHẢY TỰ NHIÊN SAU KHI CÓ HỒ CHỨA HÀM THUẬN - ĐA MI

Huỳnh Phú1

1Trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Bài báo trình bày đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa đến dòng chảy có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội vùng hạ du sông La Ngà Bình thuận. Cách tiếp cận tổng hợp coi lưu vực sông là một thực thể thống nhất; theo chế độ thủy văn, bất kỳ một sự thay đổi nào đều tác động lên toàn lưu vực. Tác giả ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống nghiên cứu thực địa, xác định địa hình, thủy văn, chất lượng nước, xử lý thống kê số liệu khí tượng thủy văn và phương pháp mô hình thủy văn thủy lực. Ứng dụng thành công mô hình thủy văn, thủy lực để khôi phục dòng chảy tự nhiên và ảnh hưởng của hồ chứa Hàm Thuận - Đa mi đến dòng chảy lũ hạ du thông qua quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sửdụng tài nguyên nước trên lưu vực sông La Ngà Bình thuận.

Từ khóa: Sông La ngà, Dòng chảy, Vận hành hồ chứa, Phục hồi dòng chảy, Mô hình thủy văn thủy lực.

1

2

SO SÁNH KĨ THUẬT PHÂN TÍCH CƯỜNG ĐỘ BÃO DVORAK CẢI TIẾN (ADT) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DVORAK (DT) TRONG NGHIỆP VỤDỰ BÁO BÃO TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG

Trần Quang Năng1, Phạm Phương Dung1, Lưu Khánh Huyền1, Nguyễn Hữu Thành1, Dư Đức Tiến1

1.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả so sánh phân tích cường độ bão bằng phương pháp Dro- rak cải tiến (ADT) và phương pháp Dvorak truyền thống (DT) đang áp dụng trong nghiệp vụ hiện nay. Bên cạnh những phân tích chi tiết cho cơn bão Megi (2010, đánh giá cho 6 mùa bão từ 2010 đến 2015 cho thấy những sai số mang tính hệ thống trong việc ước lượng cường độ bão từ phương pháp ADT trên khu vực Biển Đông và những phân tích tự động mẫu dạng mây bão từ phương pháp này. Kết quả cho thấy sai số cường độ theo phương pháp ADT với bão có mây dạng Shear, Curved Band và IRRCDO tốt hơn dạng Uniform và Embedded Center và với mẫu dạng mây dạng Eye có sai số lớn nhất. Việc đánh giá chi tiết với phương pháp DT truyền thống cũng chỉ ra được các khoảng tin cậy trong việc áp dụng kết quả mẫu dạng mây bão từ phương pháp ADT. Ngoài ra, sai số của cường độ phân tích từ ADT (có tính đến chuyển đổi giữa trung bình 1-2 phút và 10 phút) và DT cũng được đánh giá chi tiết với số liệu quỹ đạo bão chuẩn của Nhật Bản.

Từ khóa: Phương pháp Dvorak, phân tích cường độ bão, kĩ thuật phân tích cường độ bão Dvo-rak cải tiến.

12

3

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ CẢNH BÁO SỚM THIÊN TAI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Phạm Văn Chiến1, Nguyễn Tiến Toàn1

1. Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ

Tóm tắt: Đà Nẵng là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thuỷ văn (KTTV), điển hình là bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế, mức độ gây thiệt hại do thiên tai có nguy cơ gia tăng nếu không có những giải pháp phòng chống thích hợp. Cảnh báo, dự báo sớm thiên tai là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại. Đối vời thành phố (TP) Đà Nẵng, nhiệm vụ này càng có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Cảnh báo sớm về thiên tai được thực hiện bằng biện pháp công trình và phi công trình. Trong bài viết này sẽ đề cập đến một trong những giải pháp phi công trình, đó là nghiên cứu xây dựng công nghệ cảnh báo, dự báo sớm thiên tai bão, lũ cho TP Đà Nẵng, nhằm giúp chính quyền và người dân chủ động ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu được tối đa mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Từ khoá: Đà Nẵng, cảnh báo, dự báo sớm, thiên tai, mô hình.

21

4

CÔNG NGHỆ DỰ BÁO QUÁ TRÌNH LŨ VÀ CẢNH BÁO NGẬP LỤT THÀNH PHỐ CAO BẰNG

Nguyễn Đình Thuật1, Bùi Đình Lập2, Nguyễn Thị Xuyên2, Nguyễn Thị Thúy1

1 Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc

2.Trung tâm Dự báo khí tượng khủy văn Quốc gia

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo quá trình lũ và cảnh báo ngập lụt cho thành phố Cao Bằng bằng cách ứng dụng kết hợp hệ thống các mô hình (IFS,GFS), Mike-NAM, Mike11-HD, Mike21, Mike11-GIS và Mike-Flood để dự báo quá trình lũ và tính toán ngập lụt cho thành phố Cao Bằng. Công nghệ có khả năng hỗ trợ cho các dự báo viên trong quá trình tác nghiệp dự báo lũ, từng bước nâng cao chất lượng bản tin để phục vụ hiệu quả hơn công tác phòng chống thiên tai cho tỉnh Cao Bằng, công nghệ đã được vận hành dự báo thử nghiệm tại Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc trong mùa lũ 2017, kết quả dự báo thử tại trạm Thủy văn Bằng Giang đạt từ70 - 75%.

Từ khóa: Công nghệ dự báo lũ, cảnh báo ngập lụt, hệ thống sông Bằng Giang.

30

5

DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶNVÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN

Hoàng Thanh Sơn1,Vũ Thị Thu Lan1, Hoàng Ngọc Tuấn2

1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Tóm tắt: Nằm trong dải duyên hải miền Trung, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có chiều dài đường biển 150 km và xâm nhập mặn là quy luật tự nhiên đối với các sông vùng hạ du ven biển. Trong những năm gần đây diễn biến xâm nhập mặn các sông hạ lưu lưu vực Vu Gia - Thu Bồn rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc khai thác nguồn nước ngọt ở khu vực này. Trên cơ sở các số liệu quan trắc độ mặn tại các trạm đo đạc (gồm cả trạm đo thuộc hệ thống quốc gia và trạm dùng riêng phục vụ các ngành nông nghiệp, sinh hoạt) và số liệu đo mặn thực tế trong mùa kiệt 2017, bài báo xác định ranh giới xâm nhập mặn trung bình nhiều năm vào các sông vùng hạ du. Kết quả cho thấy trên sông Vu Gia mặn xâm nhập vào sâu hơn so với sông Thu Bồn, độ mặn trung bình 10/00 trên song Vu Gia ở khoảng cách 13,5 km tính từ cửa sông trong khi đó ở trên sông Thu Bồn là 12 km; cũng như vậy, độ mặn trung bình 40/00 lần lượt ở khoảng cách 12 km và 9 km. Độ mặn nước sông phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về theo các cấp lưu lượng. Các kết quả tính toán sẽcung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong công tác điều hành khai thác nguồn nước trên sông.

Từ khóa: Xâm nhập mặn, ranh giới mặn, sông Vu Gia - Thu Bồn.

37

6

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN, KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ DỰ BÁO LŨ VÀ CẢNH BÁO NGẬP LỤTTRÊN SÔNG KỲ CÙNG - TỈNH LẠNG SƠN

Nguyễn Đình Thuật1, Trần Thị Nhẫn2, Nguyễn Hoàng Sơn2, Hoàng Thanh Tùng2

1. Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc

2. Đại học Thủy lợi

Tóm tắt: Mô hình toán thủy văn - thủy lực với sự trợ giúp của Kỹ thuật Viễn thám và Hệ thông tin địa lý (GIS) đang được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực tài nguyên nước trong những năm gần đây. Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả ứng dụng mô hình thủy lực 1, 2 chiều (MIKE 11 và MIKE 21 FM) kết hợp với ảnh vệ tinh Landsat 8 phục vụ công tác dự báo lũ, mô phỏng và cảnh báo ngập lụt cho lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Sự kết hơp này góp phần hạn chế những sai số về phạm vi ngập khi mô phỏng 2 chiều trong điều kiện thiếu số liệu kiểm tra như ở Việt Nam.

Từ khóa: Cảnh báo, dự báo, Kỳ cùng, Lạng Sơn, ngập lụt.

46

7

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỘT TRỤ DÂY CO VÀ ÁP DỤNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ, PHÂN TÍCH ĐỘ ỔN ĐỊNH CÔNG TRÌNH CỘT LẮP MÁY GIÓ

Nguyễn Việt Hùng1, Dương Quốc Hùng2

1. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài

nguyên và Môi trường

2. Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, sau khi phân tích nguyên lí làm việc làm việc của cột trụ có dây co khi chịu tác động của tải trọng gió và khi không chịu tác động của tải trọng gió, tác giả thực hiện áp dụng tính toán thiết kế và phân tích độ ổn định của công trình cột lắp máy gió, có các kích thước và thông số của các công trình điển hình hiện nay. Từ đó có các đánh giá về những lựa chọn trong thiết kế trước đó và đưa ra những đề xuất mới hợp lí hơn, tiết kiệm hơn cho các công trình cột lắp máy gió đảm bảo được độ ổn định, độ bền cũng như đáp ứng đầy đủ những yêu cầu để có được một bộ số liệu chính xác, tin cậy về gió.

Từ khóa: Cột lắp máy gió, cột trụ dây co, tải trọng gió.

53

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất