MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2020

Đăng ngày: 22-04-2020 File đính kèm
Số 711 * Tháng 3 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu đánh giá rủi ro đến tài nguyên nước mặt do biến đổi khí hậu; Áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi

 

Bùi Đức Hiếu1, Huỳnh Thị Lan Hương2, Nguyễn Thi Liễu2, Đặng Quang Thịnh2, Bế Ngọc Diệp2

 

1Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Nghiên  cứu phương pháp đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu (BĐKH) đến tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Ngãi sẽ phản ánh được tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở hiện tại và tương lại. Bài báo trình bày phương pháp đánh giá rủi ro do BĐKH đến tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Ngãi theo cách tiếp cận mới của IPCC với các thành phần tạo nên rủi ro, bao gồm: Hiểm họa (Hazard), Độ phơi lộ (Exposure) và tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) trên cơ sở sử dụng mô hình toán và số liệu thống kê tỉnh để tính toán giá trị rủi ro do biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt tỉnh ở tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả tính toán rủi ro trong thời điểm hiện tại là 0,33 và tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu là 0,35 và được đánh giá ở mức thấp. Kết quả của bài báo có thể làm cơ sở cho công tác quy hoạch tài nguyên nước cấp tỉnh Quảng Ngãi và các nội dung liên quan.

Từ khóa: Rủi ro, biến đổi khí hậu.tài nguyên nước mặt, Quảng Ngãi.

1

2

Nghiên cứu xây dựng bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh

 

Nguyễn Văn Lý1, Bùi Văn Chanh1

 

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

 

Tóm tắt: Cấp độ rủi ro do lũ lụt quy định trong Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ được quy đổi từ cấp mực nước các trạm thủy văn nên chưa chi tiết. Vì cùng một mực nước nhưng độ sâu ngập ở các vùng khác nhau nên rủi ro khác nhau, ngoài ra ở những vùng có độ sâu ngập như nhau nhưng mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau nên rủi ro cũng khác nhau. Do đó, để nâng cao độ tin cậy về cảnh báo rủi ro do ngập lụt cần xây dựng bản đồ chi tiết theo không gian. Trong nghiên cứu này đã thử nghiệm chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt cho hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh dựa trên Quyết định 44 và chi tiết bản đồ chỉ số rủi ro dựa trên quan điểm của IPCC, phương pháp AHP. Bản đồ chi tiết chỉ số rủi ro hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh được xây dựng từ bản đồ chi tiết ngập lụt và số liệu điều tra xã hội học. Các kịch bản ngập hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh kết hợp với số liệu điều tra xã học xây dựng được bản đồ chi tiết cấp độ rủi ro do ngập lụt ứng với các tần suất 1%, 3%, 5%, 10%, vỡ đập Định Bình ứng với lũ thiết kế và lũ kiểm tra.

Từ khóa: Rủi ro do ngập lụt, Cấp độ rủi ro, Sông Kôn - Hà Thanh.

14

3

Đánh giá nguy cơ rủi ro do hạn hán phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Tây Nguyên

 

Vũ Đức Long1, Nguyễn Thị Thu Trang2

 

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

2Vụ Quản lý Dự báo khí tượng thủy văn

 

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro do thiên tai hạn hán gây ra cho khu vực Tây Nguyên sử dụng phương pháp của IPCC, coi rủi ro là tổng hợp của 3 thành phần nguy cơ hiểm họa, tính phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả tính toán cho thấy có 44% số huyện ở khu vực Tây Nguyên có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần hiểm họa, có 37% số huyện có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần mức độ phơi bày và 19% số huyện có mức độ rủi ro được quyết định bởi thành phần tính dễ bị tổn thương. Đắk Lắk là tỉnh có số huyện có nguy cơ rủi ro doh ạn hán cao nhất chiếm 73%, tiếp theo là Gia Lai chiếm 59%, Kon Tum có nguy cơ rủi ro thấp nhất với 80% số huyện có nguy cơ rủi ro ở mức thấp. Các kết quả được thể hiện trên các bản đồ phân vùng nguy cơ rủi ro với các cấp độ từ rất thấp đến thấp, trung bình, cao và rất cao, trực quan dễ sử dụng. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế -x ã hội ở khu vực Tây Nguyên và phục vụ công tác cảnh báo cấp độ rủi ro do hạn hán tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ khóa: Rủi ro, hạn hán, Tây Nguyên.

25

4

Đánh giá hiện trạng môi trường nước và phân vùng không gian sản xuất miến tại làng nghề Đông Thọ, Thái Bình

 

Phạm Thị Tố Oanh1

 

1Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

 

Tóm tắt: Đông Thọ với nghề phụ chủ yếu là sản xuất miến dong, bên cạnh các lợi ích kinh tế mang lại, việc mở rộng sản xuất làm gia tăng lượng chất thải phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm là do nước thải sản xuất tại các hộ sản xuất miến. Hầu hết nước thải được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất so sánh với quy chuẩn cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT), TSS cao hơn gấp 8,5 lần quy chuẩn, COD cao hơn 1,15 lần và BOD5 cao gấp 2,22 lần. Hầu hết các mẫu nước mặt đều vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08- MT:2015/BTNMT), TSS vượt 1,12-3,44 lần, COD vượt 5,2-11,4 lần, BOD5 vượt 7,3-13,2, NH4 + vượt 10 lần, PO4 3- vượt 2,07-2,5 lần, lượng oxy hòa tan trong nước khá thấp không đạt tiêu chuẩn. Nước ngầm tại khu vực hai thôn Đoàn Kết và Thống Nhất bị ô nhiễm về chỉ số pemanganat và nitrat. Nghiên cứu đề xuất những giải pháp phân vùng không gian sản xuất miến nhằm quản lý phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Từ khóa: Ô nhiễm, phân vùng không gian, sản xuất miến, cộng đồng.

39

5

Đánh giá diễn biến chất lượng nước biển vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và xác định các thông số trọng yếu cần giám sát

 

Đỗ Hữu Tuấn1

 

1Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học QGHN

 

Tóm tắt: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt đối với tỉnh Quảng Ninh và Việt Nam. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước biển trong vịnh là nhiệm vụ hết sức cấp thiết để xác định hiện trạng và xu thế thay đổi. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp thống kê kết hợp phương pháp đánh giá cấp bậc để đánh giá diễn biến chất lượng nước trong vịnh trong 5 năm, xác định xu thế diễn biến và các thông số trọng yếu cần quan tâm. Nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu của 28 trạm quan trắc trên vịnh trong 5 năm. Kết quả cho thấy về tổng thể chất lượng nước biển vịnh Hạ Long vẫn tốt. Hầu hết các thông số được đánh giá đều nằm trong giới hạn theo QCVN 10 - MT:2015/BTNMT. Các thông số Fe, Mn, dầu mỡ đang có xu thế tăng; Zn và TSS xu thế ổn định; trong khi Amoni đang có xu thế giảm trong 5 năm qua. Nghiên cứu cũng chỉ rằng, cần kiểm soát các thông số Amoni và dầu mỡ tốt hơn để nâng cao chất lượng nước biển trong vịnh Hạ Long.

Từ khóa: Chất lượng nước biển, diễn biến chất lượng nước, vịnh Hạ Long, AHP, trọng số.

49

6

Đánh giá rủi ro sức khỏe đối với sự hiện diện của một số nguyên tố phóng xạ (U và Th) trong nước dưới đất khu vực ngoại thành Tp. HCM

 

Hoàng Thị Thanh Thủy1, Từ Thị Cẩm Loan1, Cấn Thu Văn1, Văn Tuấn Vũ1

 

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu rủi ro sức khỏe do sự hiện diện của hai nguyên tố phóng xạ Urani (U) và Thori (Th) trong ba tầng chứa nước Pleistocen (Pleistocen dưới (qp1), Pleistocen giữa-trên (qp2-3) và Pleistocen trên (qp3) ở khu vực ngoại thành TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng hai nguyên tố phóng xạ thể hiện giá trị nền và thấp hơn các khu vực trên thế giới. Kết quả tính toán chỉ số đánh giá rủi ro sức khỏe (HQ) của tất cả nguyên tố khảo sát thể hiện chưa có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe (HQ<1). Tuy nhiên, ở một số vị trí đã có sự tăng cao hàm lượng U trong tầng chứa nước pleistocen trên, có thể do ảnh hưởng hoạt động nhân sinh. Do đó, vẫn cần có các nghiên cứu chi tiết hơn để có kết luận chính xác về rủi ro của các nguyên tố khảo sát.

Từ khóa: Nước dưới đất, nguyên tố phóng xạ, urani, thori, đánh giá rủi ro, rủi ro sức khỏe.

59

7

Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

Nguyễn Văn Hồng1, Phan Thị Anh Thơ1, Nguyễn Thị Phong Lan2

 

1Phân viện Khoa học Khí tượng và Biến đổi khí hậu

2Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

 

Tóm tắt: Các nghiên cứu khoa học cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính. Sự nóng lên toàn cầu và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan tăng được cho là hệ quả. Bên cạnh chủ động ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, các nhà quản lý giao thông vận tải có thể cần có các chiến lược để chuẩn bị tốt hơn các tác động của biến đổi khí hậu. Bài báo này trình bày đánh giá xu thế khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết đã nêu thực trạng trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo đã trình bày các tác động, cũng như đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, kịch bản, tác động biến đổi khí hậu, Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

66

8

Bản tin dự báo khí tượng, thủy văn tháng 3 năm 2020. Thông báo khí tượng nông nghiệp tháng 2 năm 2020

76

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất