TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO HỆ THỐNG H Ồ CHỨA BẬC THANG TRÊN SÔNG ĐÀ KHI CÓ SỰ CỐ VỠ ĐẬP Lê Văn Nghị1 1Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Tóm tắt: Sông Đà là nhánh lớn nhất của hệ thống sông Hồng, có tiềm năng thủy điện vào bậc nhất cả nước. Trên lưu vực sông Đà trong lãnh thổ Việt Nam đã xây dựng 7 hồ chứa lớn, trong đó có 3 công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam là Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Các hồ chứa bậc thang này có nhiệm vụ quan trọng trong chống lũ, cấp nước tưới và phát điện nhưng đồng thời mỗi công trình đều làm tăng thêm những rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống và công trình bậc dưới nếu gặp sự cố. Bài báo trình bày kết quả đánh giá rủi ro cho hệ thống các công trình hồ chứa bậc thang sông Đà theo các kịch bản sự cố vỡ đập bằng mô hình toán thủy lực. Kết quả đánh giá là cơ sở để các nhà quản lý, quy hoạch và nghiên cứu vận hành hợp lý các hồ chứa bậc thang sông Đà cũng như đảm bảo an toàn cho hạ du sông Hồng. Từ khóa: Mô hình toán, Hồ chứa bậc thang, Sông Đà, Vỡ đập |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN XÂM NHẬP MẶN TỈNH BẾN TRE Nguyễn Văn Đào1, Phạm Thị Thanh Bình2 1Liên đoàn Khảo sát khí tượng thủy văn 2Trung tâm Trắc đạc bản đồ biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tóm tắt: Bến Tre là tỉnh ven biển, nơi có 4 cửa sông chảy ra biển nên thường xuyên chịu ảnhh ưởng của xâm nhập mặn trong mùa khô. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) tới năm 2050. Nghiên cứu thống kê, phân tích chuỗi số liệu đo mặn từ năm 2000-2016 của 6 trạm đo mặn trên địa bàn để đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre; đồng thời sử dụng mô hình thủy lực MIKE11 diễn toán ảnh hưởng của BĐKH đến xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre trong tương lai theo kịch bản BĐKH và NBD năm 2016. Kết quả thống kê đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2000 - 2016, tình hình xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm có xu thế tăng ở hầu hết các trạm. Xét theo từng tháng, xu thế tăng được thể hiện chủ yếu, trong đó 100% trường hợp đỉnh mặn Smax tăng; 91% trường hợp chân mặn Smin tăng; 3% trường hợp Smin giảm và 6% trường hợp không đổi. Xu thế tăng thể hiện rõ nét trong các tháng I, II, III. Dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng, mặn có xu thế ăn sâu hơn dọc các sông vào đất liền. Mặn 1‰ có khả năng ăn sâu vào ~55 km trên sông Cổ Chiên, ~65 km trên sông Hàm Luông, ~68 km trên sông Tiền Giang; mặn 5‰ có khả năng ăn sâu vào ~42 km trên sông Cổ Chiên, ~44 km trên sông Hàm Luông, 44~56 km trên sông Tiền Giang. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, Tỉnh Bến Tre, mô hình toán, MIKE11. |
12 |
3 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ A VƯƠNG Nguyễn Văn Khánh1, Trần Thục2 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ 2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn Và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình NAM để tính toán và đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến dòng chảy đến hồ A Vương. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định chỉ ra sự tương đồng về pha và biên độ dao động giữa lưu lượng tính toán và thực đo. Từ kết quả hiệu chỉnh và kiểm định, làm cơ sở để tính toán dự báo sự thay đổi dòng chảy đến hồ trong các thời kỳ tương lai. Kết quả tính toán dòng chảy đến hồ theo các thời kỳ tương lai cho thấy dòng chảy đến hồ có sự thay đổi theo các tháng của từng mùa: tháng V là tháng chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu trong các tháng mùa cạn, còn tháng XI là tháng chịu tác động mạnh mẽ nhất trong các tháng mùa lũ. Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến dòng chảy mùa cạn ít hơn so với mùa lũ. Từ khóa: MIKE NAM, A Vương, Biến đổi khí hậu. |
23 |
4 |
MÔ HÌNH HÓA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP - TRƯỜNG HỢP NGUỒN THẢI ĐIỂM Bùi Tá Long1, Nguyễn Châu Mỹ Duyên1 1Đại học Bách Khoa Tp. HCM Tóm tắt: Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng không khí đã đề ra nhiệm vụ xây dựng mô hình lan truyền ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó việc áp dụng mô hình hay phần mềm nước ngoài vào hệ thống quan trắc quốc gia gặp nhiều khó khăn do vấn đề bản quyền. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất một mô hình cho phép tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm không khí trong điều kiện địa hình phức tạp cũng như lưu ý tới các yếu tố khí tượng. Bài báo trình bày cơ sở của mô hình và kết quả ứng dụng mô hình tính toán cho khu vực cụ thể của Việt Nam. Phương pháp đề xuất trong bài báo này là sự tích hợp mô hình phân tán ô nhiễm không khí do EPA đưa ra, mô hình WRF tính toán yếu tố khí tượng. Từ khóa: Mô hình phân tán, nguồn điểm, địa hình, WRF, EnvimAP |
34 |
5 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE MÔ PHỎNG NGẬP LỤT DO XẢ LŨ KHẨN CẤP VÀ VỠ ĐẬP ĐỊNH BÌNH Bùi Văn Chanh1, Nguyễn Văn Lý1 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ Tóm tắt: Hồ Bình Định là hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Bình Định, quá trình điều tiết vận hành hồ ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến ngập lụt hạ lưu sông Kôn - Hà Thanh. Trong những năm gần đây, những trận lũ lớn xuất hiện trên sông Kôn - Hà Thanh ngày càng nhiều, thời gian kéo dài nên việc vận hành hồ Định Bình đảm bảo an toàn đập và giảm thiểu ngập lụt hạ du là rất cần thiết. Khi lũ lớn về hồ Định Bình, việc vận hành vừa đảm bảo an toàn vừa giảm thiểu ngập lụt hạ du là rất khó khăn do hồ hông có dung tích phòng lũ và thường phải xả lũ khẩn cấp. Việc xả lũ khẩn cấp sẽ gây ra ngập lụt sâu hơn, đặc biệt là vỡ đập không chỉ gây ra ngập lụt sâu hơn nhiều mà còn xuất hiện dòng chảy lớn. Do đó, nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt cho các tình huống vỡ đập, xả lũ khẩn cấp phục vụ công tác cảnh báo ngập, rủi ro nhằm hạn chế thiệt hại tác động tiêu cực của hồ chứa, trong đó có hồ Định Bình là rất cần thiết. Từ khóa: Ngập lụt, lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, hồ Định Bình. |
46 |
6 |
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGẬP LỤT CHO KHU VỰC PHONG NHA - KẺ BÀNG B ẰNG KÊNH ĐÀO NỐI SÔNG SON VÀ SÔNG LÝ HÒA Lê Văn Nghị1 1Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tóm tắt: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (PNKB), tỉnh Quảng Bình hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là điểm du lịch nổi tiếng được quy hoạch phát triển thành khu đô thị nhưng thường xuyên bị ngập lụt bởi lũ từ sông Son. Sông Son có hướng chảy gần song song với bờ biển nhưng lại bị ngăn cách với biển Đông bởi lưu vực sông Lý Hòa, tại vị trí cách cầu Lý Hòa nhỏ nhất là 15km, cách cửa biển Lý Hòa là 18km. Bài báo này trình bày giải pháp giảm lũ cho khu vực PNKB bằng cách phân lũ ngang thông qua việc mở kênh nối sông Son và sông Lý Hòa. Kênh dài 14,70km, có chiều rộng đáy 100m, độ dốc đáy i = 7 x 10-5, cao độ đáy tại cuối kênh là 2,0m. Song song với đó là nạo vét và lên đê sông Lý Hòa. Giải pháp đã làm giảm mực nước tại khu vực PNKB từ 0,5 ÷ 1,5m, giảm diện tích ngập lụt 25%, giảm thời gian ngập lụt 40% so với hiện trạng, do các trận lũ lịch sử gần đây. Từ khóa: Phong Nha - Kẻ Bàng, Giảm lũ, Sông Gianh, Phân lũ ngang. |
56 |
7 |
CHU TRÌNH MƯA NGÀY ĐÊM VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN Nguyễn Văn Huấn1 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung mô tả sự biến động ngày đêm của lượng mưa theo các mùa trong năm, nhằm xác định rõ hơn quy luật mưa trên khu vực Tây Nguyên. Khu vực nghiên cứu được phân thành các vùng điều kiện địa lý khác nhau, số liệu được sử dụng trong là các chuỗi số liệu mưa giờ từ 1980-2017. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thống kê khí hậu. Kết quả nhận được cho thấy phân bố mưa theo thời gian trong năm có sự khác biệt khá rõ theo các vùng địa lý, khu vực phía Bắc, vùng trung tâm và phía Nam Tây Nguyên lượng mưa lớn nhất trong năm tập trung vào tháng 8, tháng 9; trong khi các tỉnh thuộc phía Đông Tây Nguyên đỉnh mưa năm lại lùi về tháng 10, tháng 11. Diễn biến mưa trong ngày ở khu vực phía Bắc và phía Đông thể hiện mưa tập trung nhiều vào khoảng từ 15 - 19 giờ, cao nhất vào 17 giờ trong ngày; vùng Nam Tây Nguyên mưa sớm hơn so với những vùng khác, cao nhất vào thời điểm 15 giờ trong ngày, từ sau 23 giờ đến 10 giờ sáng là thời điểm có lượng mưa thấp trong ngày trên toàn khu vực Tây Nguyên. Những kết quả này có thể được dùng trong nghiên cứu về sự biến đổi một ngày đêm của lượng mưa ở Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Từ khóa:Chu trình mưa ngày đêm, mưa giờ, khu vực Tây Nguyên. |
65 |
8 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THÁNG 3 NĂM 2019 Trong tháng 3/2019 nhiệt độ trung bình tháng trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn so với TBNNc ùng thời kỳ, riêng tại khu vực Trung Bộ caoh ơn từ 1,5-2,5 độ so với TBNN cùng thời kỳ; Trong tháng 3/2019 tổng lượng mưa phổb iến thấp hơn so với trung bình nhiều năm( TBNN) cùng thời kỳ, đặc biệt tại khu vựcT ây Bắc và Việt Bắc tổng lượng mưa thấph ơn từ 20-50 mm. Riêng một số điểm mưac ục bộ tại Bắc Trung Bộ và miền Đông NamB ộ cao hơn TBNN. |
75 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2019
Đăng ngày: 14-06-2019-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2019
-
VIETNAM JOURNAL OF HYDRO - METEOROLOGY
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2019
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.